Bài soạn lớp 7: Thành ngữ

Hướng dẫn soạn bài: Thành ngữ - Trang 143 sgk ngữ văn 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.


I. Thế nào là thành ngữ

Ví dụ: Nhận xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao sau:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

a. Có thế thay vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Có thế chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thế thay thế vị trí của cụm từ được không?

b. Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh?

Trả lời:

a.

  • Không thể thay vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác.
  • Không thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ
  • Không thể thay thế vị trí của cụm từ.

b. Rút ra kết luận: Thành ngữ có cấu taoh cố định

Ví dụ 2:

a. Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh?

b. Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao lại nói nhanh như chớp?

Trả lời:

a. Nghĩa đen:  Lên thác xuống ghềnh

  • Lên – xuống: chỉ hành động di chuyển ngược chiều nhau 
  • Thác – ghềnh: sự khó khăn, nguy hiểm.

=>Lên thác xuống ghềnh có nghĩa là nói đến sự khó khăn, khổ cực, nguy hiểm khi làm một việc gì đó cực nhọc, khiếm cho bản thân cảm thấy mệt mỏi. Câu thành ngữ muốn nhắc đến những người lao đông chân tay biết cồ gắng vượt qua những khó khăn trở ngại gian nan nguy hiểm để tiếp tục thực hiện công việc và cố gắng hoàn thành nó.

b. Nhanh như chớp có nghĩa là: Nhanh như chớp: hàm ý so sánh sự việc và hành động diễn ra nhanh chóng, mau lẹ quá mức, giống như tia chớp trên bầu trời loé lên rồi vụt tắt. Dựa vào nét nghĩa đó, người nói dùng thành ngữ này đế chi những hành động chớp nhoáng, mau lẹ.

Ghi nhớ:

  • Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
  • Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường qua số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh...

II. Sử dụng thành ngữ

Ví dụ: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu sau:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái nghách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang ...

 (Tô Hoài)

Trả lời:

  • Bảy nổi ba chìm: làm vai trò vị ngữ của câu
  • Tắt lửa tối đèn: làm bổ ngữ cho động từ "phòng"

=>Tác dụng thành ngữ: Sử dụng thành ngữ làm cho câu văn ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Ghi nhớ:

  • Chức năng ngữ pháp: thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.
  • Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

[Luyện tập] Câu 1: Tìm và giải thích các thành ngữ trong các câu sau đây

a. Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.  

(Bánh chưng, bánh giầy)

b. Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: "Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu". Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.

(Thạch Sanh)

c.  Chốc đà mười mấy năm trời,

      Còn ra khi đã da mồi tóc sương.

                (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

a. Thành ngữ: sơn hào hải vị , nem công chả phượng

Ý nghĩa:

  • Sơn hào hải vị nghĩa là những món ăn ngon quý hiếm ở trên rừng và dưới biển.
  • Nem công chả phượng nghĩa là những món ăn ngon, quý được trình bày đẹp (những món ăn của vua chúa ngày xưa).

b. Thành ngữ: Khỏe như voi, tứ cố vô thân

Ý nghĩa:

  • Khỏe như voi nghĩa là rất khỏe
  • Tứ cố vô thân nghĩa là người mồ coi, không anh em họ hàng, nghèo khổ.

c. Thành ngữ: Da mồi tóc sương

Ý nghĩa:

  • Da tóc mồi sương nghĩa là chỉ người già, tóc đã bạc, da đã nổi đồi mồi.

[Luyện tập] Câu 2: Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng ...

Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ “Con Rồng cháu tiên", “Ếch ngồi đáy giếng”, "Thầy bói xem voi"

Trả lời:

Tóm tắt Con Rồng cháu Tiên

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên  kể về miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con.

Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng

Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Tóm tắt Thầy bói xem voi

Năm ông thầy bói rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông xem vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông xem ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông xem tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông xem chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng xem đuôi, bảo voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau vì không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu.

[Luyện tập] Câu 3: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn.

  • Lời ... tiếng nói
  • Một nắng hai ...
  • Ngày lành tháng ...
  • No cơm ấm ...
  • Bách ... bách thắng
  • Sinh ... lập nghiệp

Trả lời:

  • Lời ăn tiếng nói
  • Một nắng hai sương
  • Ngày lành tháng tốt
  • No cơm ấm bụng
  • Bách chiến bách thắng
  • Sinh lập nghiệp

[Luyện tập] Câu 4: Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được...

Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy?

Trả lời:

  • Nước mắt cá sấu: Sự gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt vụng, nhân từ của những kẻ xấu
  • Chuột sa chĩnh gạo: Rất may mắn, gặp được nơi sung sướng, đầy đủ, nhàn hạ.
  • Lên voi xuống chó: Thay đổi địa vị thất thường, đột ngột lúc vinh hiển, lúc thất thế.
  • Mẹ tròn con vuông: Sinh nở dễ dàng, an toàn, thuận lợi, mẹ con đều khỏe mạnh.
  • Trống đánh xuôi, kèn thuổi ngược: Không ăn khớp, không kết hợp nhịp nhành, thống nhất…
  • Vắt cổ chày ra nước: keo kiệt, bủn xỉn (nói quá)….

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 7

Soạn bài môn văn lớp 7 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 7, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm