Bài soạn lớp 7: Từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. conkec.com xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn bài: "Từ trái nghĩa".


I. Thế nào là từ trái nghĩa?

Ví dụ: Tìm cặp từ trái nghĩa trong phần dịch thơ bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và phần dịch thơ bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San.

Các cặp từ trái nghĩa:

  • Ngẩng đầu >< cúi đầu
  • Trẻ >< già
  • Đi >< ở lại

Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa với rau già, cau già

  • Rau già – rau non
  • Cau già – cau non

Ghi nhớ: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

II. Sử dụng từ trái nghĩa

Các cặp từ trái nghĩa có tác dụng: 

  • Ngẩng - cúi ( ngẩng đầu - cúi đầu ), tạo phép đối, làm nổi bật tình yêu quê hương sâu nặng, thường trực của Lí Bạch -> câu thơ cân đối, nhịp nhàng .
  • Trẻ - già, đi - trở lại, tạo phép đối, khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê, nêu sự đối lập về tuổi tác, vóc dáng con người...-> câu thơ nhịp nhàng, cân xứng. 

Ví dụ: Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa:

  • Đầu xuôi đuôi lọt 
  • Sống dở chết dở
  • Ba chìm bảy nổi
  • Sớm nắng chiều mưa 

=> Tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

Ghi nhớ: Từ trái nghĩa được sử dụng trong các thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

[Luyện tập] Câu 1: Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca tục ngữ sau đây

a. Chị em như chuối nhiều tàu

Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nhiều lời

b. Số cô chẳng giàu thì nghèo,

 Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

c. Ba năm được chuyến một sai

Áo ngắn đi mượn áo dài đi thuê

d. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Trả lời:

Những từ trái nghĩa trong các câu ca dao tục ngữ trên:

a. Tấm lành >< tấm rách

b. giàu >< nghèo

c. áo ngắn  >< áo dài

d. Đêm >< ngày, sáng >< tối

[Luyện tập] Câu 2: Tìm các từ trái nghĩa với những từ in nghiêng trong các cụm từ sau

  • Cá tươi, hoa tươi
  • Ăn yếu, học lực yếu
  • Chữ xấu, đất xấu

Trả lời:

  • Cá tươi >< cá ươn
  • Hoa tươi >< hoa héo
  • Ăn yếu >< ăn khỏe
  • Học lực yếu >< học lực giỏi
  • Chữ xấu >< chữ đẹp
  • Đất xấu >< đất tốt

[Luyện tập] Câu 3: Điền từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau: 

Chân cứng đá …             Vô thưởng vô …

Có đi có …                      Bên … bên khinh

Gần nhà … ngõ               Buổi … buổi cái

Mắt nhắm mắt …            Bước thấp bước …

Chạy sấp chạy …            Chân ướt chân …

Trả lời:

Chân cứng đá mềm         Vô thưởng vô phạt

Có đi có lại                      Bên trọng bên khinh

Gần nhà xa ngõ               Buổi đực buổi cái

Mắt nhắm mắt mũi          Bước thấp bước cao

Chạy sấp chạy ngửa        Chân ướt chân ráo

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 7

Soạn bài môn văn lớp 7 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 7, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm