Bài soạn siêu ngắn: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - sgk ngữ văn lớp 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Khái niệm

  • Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình đơn giản, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống tình cảm của con người.

2. So sánh ca dao và dân ca

  • Ca dao là lời thơ của dân ca và các bài thơ mang phong cách thơ dân gian (thể ca dao).
  • Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc.

3. Một số làn điệu dân ca

  • Hát quan họ Bắc Ninh
  • Hát giặm Nghệ Tĩnh
  • Ca Huế
  • Dân ca Nam Bộ

4. Phương thức biểu đạt

  • Kết hợp nhiều hình thức thể hiện: Hát ru, hát đối đáp, chào mời.

5. Nội dung phản ánh

  • Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống lao động sản xuất, chống phong kiến…

Câu 1: Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

Trả lời:

  • Bài 1 là lời mẹ hát ru cho con ngủ ( “con ơi”)
  • Bài 2 là tâm trạng của người con gái đi lấy chồng xa nhìn về quê mẹ (“trông về quê mẹ”)
  • Bài 3 là lời của con cháu đối với công lao ông bà (“Nhớ ông bà bấy nhiêu”)
  • Bài 4 là lời của ông bà, cha mẹ, cô chú….nói với con cháu hoặc lời anh em tâm sự với nhau (anh, em)

Câu 2: Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.

Trả lời:

  • Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm bố mẹ dành cho con cái, nhắc nhở về công lao trời biển của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của kẻ làm con.
  • Hình thức lời ru, câu hát ru => âm điệu tâm tình, thành kính và sâu lắng => dễ dàng đi vào lòng người. Thể thơ lục bát dễ đọc, dễ nhớ cùng với lối nói ví quen thuộc, dùng những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng của thiên nhiên, bài ca dao đã thể hiện được công ơn sinh thành, nuôi dạy con của cha mẹ. Đó là công lao được to lớn được thể hiện ở chín chữ cù lao.
  • Những câu ca dao cũng nói đến công lao chao mẹ là:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Hay là

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Câu 3: Bài 2 là tâm trạng người phụ nừ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật?

Trả lời:

  • Thời gian: Chiều chiều – đó là khoảng thời gian buồn. Nhịp “chiều chiều” gợi tả sự đều đặn đến khắc khoải của thời gian.
  • Không gian: Đứng ở ngõ sau trông về quê mẹ - từ “ngõ sau” khiến ta liên tưởng nơi vắng lặng, heo hút gợi đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật, nó cũng là một góc khuất của tâm hồn để cô gái hướng cả tấm lòng về quê mẹ.
  • Nỗi niềm: Ruột đau chín chiều: Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.

Câu 4: Bài ca dao 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó?

Trả lời:

“ngó lên nuột lạt mái nhà”. 

  • Ngó lên: sự thành kính, sự tôn trọng của bậc làm con cháu đối với ông bà.
  • “nuột lạt mái nhà” : một hình ảnh thân thuộc thường ngày.

=> Công lao của ông bà đã gây dựng nên ngôi nhà mà mình đang ở. Chính ông bà là người đã buộc những dây nuột lạt ấy. Đó là tình cảm, là sự đùm bọc, che chở của ông bà dành cho con cháu.

Phép so sánh “bao nhiêu…bấy nhiêu” : nỗi nhớ trùng điệp vô kể không thể nào đếm xuể.

Câu 5: Trong bài ca dao 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?

Trả lời:

"Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" => Anh em là hai nhưng cũng là một

Hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất) => tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

=> Bài ca dao nhắc nhở chúng ta: Anh em phải hòa thuận, phải biết đoàn kết, nương tựa vào nhau, thương yêu và che chở cho nhau.

Câu 6: Những biện pháp nghệ thuật được cả bốn bài ca dao sử dụng?

Trả lời:

Những nghệ thuật được cả bốn bài ca dao sử dụng bao gồm:

  • Thể thơ lục bát ngọt ngào
  • Dùng phép so sánh, đối lập, điệp ngữ
  • Âm điệu tâm tình, nhắn nhủ
  • Tất cả các bài đều là lời độc thoại
  • Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày.

[Luyện tập] Câu 1: Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?

Trả lời:

Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con, của con cháu dành cho ông bà, của con với mẹ hay của anh em trong gia đình… Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.

[Luyện tập] Câu 2: Ngoài những bài ca dao được học và đọc thêm trong SGK, em hãy tìm đọc và chép lại một sô bài ca dao khác có nội dung tương tự?

Trả lời:

Một số bài ca dao khác có nội dung tương tự là:

Chiều chiều xách giỏ hái rau 

Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.

 

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều 

Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

 

Qua cầu ngả nón trong cầu

Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấu nhiêu".

 

Anh em như thể tay chân

 Như chim liền cánh, như cây liền cành.

 

Công cha đức mẹ  cao dày,  

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.  

 Nuôi con khó nhọc đến giờ,  

Trưởng thành con phải biết thờ song thân.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 7. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 7 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm