Bài soạn siêu ngắn: Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm - sgk ngữ văn lớp 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm

1. Liên hệ với hiện tại và tương lai

Đọc đoạn văn (Trang 117 – sgk)

-> Thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với cây tre

(- Gợi nhắc quan hệ giữa tre và người - Tre là tượng trưng cho người Việt Nam)

=> Cách biểu cảm này tạo nên mối quan hệ gắn kết rất tự nhiên và nhuần nhuyễn giữa hiện tại với tương lai.

2. Hồi tưởng về quá khứ và suy nghĩ về hiện tại

Đọc đoạn văn (trang 118 – sgk)

  • Tác giả say mê con gà đất
  • Đặc điểm: Tính mong manh của đồ chơi.
  • Liên tưởng đến linh hồn của những đồ chơi đã chết.

-> Đồ chơi không phải là những sự vật vô tri, vô giác, bởi chúng cũng có linh hồn và nhờ chúng mà con người có khát vọng hướng tới cái đẹp.

=> Tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa quá khứ và hiện tại.

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

Đọc đoạn văn (trang 119 – sgk)

  • Tưởng tượng tình huống: Sau này lớn lên sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò và nhớ lại những kỉ niệm

-> Bộc lộ tình cảm yêu mến, kính trọng cô giáo sâu sắc.

=> Cách biểu cảm này đòi hỏi người viết phải có trí tưởng tượng phong phú.

4. Quan sát, suy ngẫm

Đọc đoạn văn (trang 120, 121 sgk)

-> Suy ngẫm về mẹ: Già nua, khắc khổ - bộc lộ sự kính yêu, thương cảm và ân hận.

=> Cách lập ý này thường tạo nên những cảm xúc chân thực, sâu sắc.

Kết luận: sgk – trang 121

[Luyện tập] Câu 1: Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề sau: a. Cảm xúc về vườn nhà./ b. Cảm xúc về con vật nuôi./ c. Cảm xúc về người thân/ d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.

Trả lời:

a. Cảm xúc về vườn nhà

  • Mở bài: Giới thiệu về vườn và tình cảm đối với vườn nhà
  • Thân bài: Miêu tả vườn, lai lịch của vườn.
    • Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình.
    • Vườn và lao động của cha mẹ 
    • Vườn qua bốn mùa
  • Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà.

b. Cảm xúc về con vật nuôi

  • Mở bài: Giới thiệu vật nuôi và tình cảm đối với vật nuôi
  • Thân bài: 
    • Quá trình nuôi dưỡng (quan sát hoạt động, hình dáng, tính cách)
    • Quá trình hình thành tình cảm (giữa người và vật nuôi)
  • Kết bài: Cảm nghĩ về vật nuôi.

c. Cảm xúc về người thân

  • Mở bài: Giới thiệu người thân, tình cảm của mình.
  • Thân bài: 
    • Những kỉ niệm thời quá khứ
    • Những gắn bó của mình với người thân trong cuộc sống hiện tại.
    • Nghĩ về tương lai của người thân, mong ước về người thân.
  • Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình với người thân mãi mãi bền chặt.

d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu

  • Mở bài: giới thiệu về mái trường và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.
  • Thân bài: 
    • Vẻ đẹp của ngôi trường
    • Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường
    • Cảm nghĩ về ngôi trường
  • Kết bài: 
    • Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.
    • Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 7. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 7 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm