Bài soạn siêu ngắn: Những câu hát than thân - Ngứ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Những câu hát than thân - sgk ngữ văn lớp 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Câu hát than thân là dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. 

Câu 1: Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao đế chứng minh điều đó và giải thích vì sao?

Trả lời:

Con cò mà đi ăn đêm.

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...  

Con cò là hình ảnh của người nông dân lao động trong hoàn cảnh éo le, cay đắng cuộc đời mình => muốn được chết một cách trong sạch chứ không muốn sống nhục nhã. Con cò vì mưu sinh mà phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm, vì họ nghèo muốn kiếm miếng cơm manh áo nuôi gia đình để tồn tại.

Câu 2: Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung nào khác?

Trả lời:

Cụm từ “lận đận” cùng với thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” => bức tranh đầy cơ cực và vất vả của cuộc đời con cò.

Biện pháp đối lập "nước non" >< "một mình",... => cảnh lẻ loi, cô độc trong thế giới bao la. "bể kia đầy" >< "ao kia cạn" =>sự éo le của cuộc đời

=> Dù cho cò tần tảo, nhặt nhảnh, bươn chải, thân cò vẫn cứ gầy guộc mong manh.

Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công.

Câu 3: Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?

Trả lời:

Bài 2 là lời người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ và cũng là chính mình.

Cụm từ “thương thay” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần => mỗi lần là một lần thương một con vật, một cảnh ngộ. Bốn lần thương thay, bốn con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau, nhưng lại cùng chung với thân phận người lao động

=> Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động. Thương thay là thương cho thân phận mình và cho người khác cùng cảnh ngộ.

Câu 4: Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2?

Trả lời:

  • Con tằm: Tằm hằng ngày phải ăn dâu, phải dệt tơ để tạo thành một ổ kén bao bọc nó. Nhưng khi những sợi tơ vàng của ô kén bị rút dần, rút dần đến khi hết thì con tằm cũng chết => thận phận con người lao động suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực. 
  • Con kiến: Là con vật bé nhỏ, thân phận thấp hèn, dễ dàng bị kẻ khác dẫm nát bất cứ lúc nào. Người bé ăn chẳng bao nhiêu, nhưng suốt ngày vẫn phải chạy đôn chạy đáo để kiếm ăn. => những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó.
  • Con hạc: Nói đến chim hạc là nói đến loài chim bay mỏi cánh nhưng cũng không có nơi đứng => những người suốt ngày phải phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động.
  • Con cuốc: Biểu thị cho sự oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Càng kêu máu càng chảy ra, càng tuyệt vọng => thân phận thấp cổ bé họng có nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ.

Câu 5: Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì, và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

Trả lời: 

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

 

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

 

Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

 

Thân em như giếng giữa đàng

Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân

Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Cụm từ “thân em” đế nói về những kiếp người, những thân phận nhỏ bé, cơ cực, cay đắng hay thân phạn phụ nữ trong xã hội phong kiến. Từ đó, khơi gợi sự đồng cảm sâu sắc ở người đọc.

Về nghệ thuật, ngoài mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh.

Câu 6: Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?

Trả lời:

Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

"Thân em như trái bần trôi”=> hình ảnh trái bần cũng như mù u, sầu riêng thường gợi đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau,  đắng cay.

“gió dập”, ”sóng dồi” "biết tấp vào đâu” => cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ  bé, số phận lênh đênh, chìm nổi, không được quyết định cuộc sống của mình => hiện thân của nỗi đau khổ ngày xưa.

[Luyện tập] Câu 1: Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao?

Trả lời:

Những điểm chung:

Về nội dung:

  • Đều là những câu hát than thân của những con người trong xã hội xưa.
  • Mỗi bài lại có một nét riêng mang tính chất phản kháng.
  • Đều diễn tả cuộc đời, thân phận của nhân dân ta trong xã hội cũ

Về nghệ thuật:

  • Sử dụng thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc, có âm hưởng nhẹ nhàng mà tha thiết
  • Sử dụng các biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại,điệp từ, điệp ngữ….
  • Sử dụng các cách nói: thân em, thân cò, con cò…
  • Sử dụng thành ngữ

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 7. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 7 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm