Bài soạn siêu ngắn: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - sgk ngữ văn lớp 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


Nội dung bài gồm:

Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Tình yêu quê hương, đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam.
  • Thể loại: Ca dao – dân ca
  • Thể thơ: Lục bát, lục bát biến thể.
  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu 1: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây: a. Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần./ b. Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là : lời đáp của cô gái./ c. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca. /d. Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca.

Trả lời:

Đáp án đúng: b, c

Câu 2: Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điếm (của từng địa danh) như vậy để hỏi - đáp?

Trả lời:

Trong bài này, chàng trai và cô gái dùng những địa danh và đặc điểm từng địa danh như vậy để hỏi đáp vì đây là thể loại hát đố, một hình thức để trai gái thử tài nhau. Các địa danh trong bài đều là những địa danh có đặc điểm lịch sử văn hóa nổi bật.

Câu 3: Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Trả lời:

  • Người ta chỉ “rủ nhau” khi có mối quan hệ gần gũi, chung sở thích. Điều mà khiến cho mọi người "Rủ nhau" phải có sự hấp dẫn hứng thú.
  • Trong bài ca dao, người ta liệt kê các địa điểm nổi tiếng =>đất nước ta có muôn vàn cảnh đẹp. => tạo nên một bức tranh hài hòa, hữu tình, thiêng liêng.
  • Kết thúc bài ca dao là một câu hỏi: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” => gợi nhắc công lao của cha ông, giọng thơ tự nhiên như nhắn nhủ con cháu cần bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng đẹp hơn.

Câu 4: Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô...”

Trả lời:

Biện pháp so sánh để cực tả vẻ đẹp nơi đây đã đủ phác họa ra một bức tranh sơn thủy hữu tình của xứ Huế mộng mơ.

Đại từ “ai”: ám chỉ một người từng quen, hoặc chưa từng quen nhưng có lòng mến cảnh và con người xứ Huế

“ai vô xứ Huế thì vô…”: một lời mời, vừa tự hào và vừa muốn chia sẻ về cảnh thiên nhiên xứ Huế. 

Câu 5: Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?

Trả lời:

Điểm đặc biệt: hai câu thơ được kéo dài ra và cùng với phép đảo ngữ, điệp ngữ đối xứng có tác dụng gợi tả sự rộng mênh mông, sự đẹp đẽ, trù phú và tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái.

Câu 6: Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4?

Trả lời:

Hình ảnh cô gái được so sánh như chẽn lúa đòn đòng => sự trẻ trung tràn đầy sức sống và sự tinh khôi thanh khiết, lại vừa rất duyên dáng mảnh mai. So với cánh đồng bao la, cô gái thật nhỏ bé nhưng chính bàn tay nhỏ bé ấy lại làm nên cánh đồng bao la bất tận đó.

Câu 7: Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiếu đó không? Vì sao?

Trả lời:

Bài thơ này là lời của chàng trai ca ngợi cánh đồng bao la và ca ngợi cô gái có vẻ đẹp trẻ trung, hồn nhiên và đầy sức sống. Đây là cách tỏ tình của chàng trai với cô gái.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến khác cho rằng đây là lời của cô gái đang nói về sự nhỏ bé của chính mình trước sự bao la mênh mông của cánh đồng lúa.

[Luyện tập] Câu 1: Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca dao?

Trả lời:

Các bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể. 

=> Thể thơ dễ nhớ, dễ thuộc và có vần và nhạc điệu giúp cho nó tiếp cận hơn với tất cả mọi người. Đồng thời, thể thơ này cũng phù hợp với việc thể hiện cảm xúc, bày tỏ tình cảm của nhân vật trữ tình.

[Luyện tập] Câu 2: Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì?

Trả lời:

Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là tình yêu, niềm tự hào quê hương, đất nước, con người.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 7. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 7 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm