Giải địa lí 7 bài 1: Dân số Địa lí

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 1: Dân số Địa lí - trang 3 địa lí 7. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 7 bài 1: Dân số Địa lí nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Dân số, nguồn lao động

  • Điều tra dân số cho biết: tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, độ tuổi, tổng số nam nữ, trình độ văn hóa, nghề nghiệp…
  • Dân số được biểu hiện cụ thể bằng tháp tuổi.
  • Tháp tuổi cho biết cụ thể: giới tính, độ tuổi, nguồn lực lao động hiện tại và tương lai.

2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX.

  • Ở các thế kỉ trước, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp do bệnh dịch, đói kém, chiến tranh.
  • Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh do có những tiến bộ về kinh tế – xã hội và y tế.
  • Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.

3. Sự bùng nổ dân số

  • Sự gia tăng dân dân trên thế giới không đồng đều. Cụ thể , ở các nước phát triển dân số đang giảm trong khi đó các nước đang phát triển dân số tăng và có xu hướng tăng nhanh.
  • Nguyên nhân: Do cuộc cách mạng khoa học kì thuật phát triển trong nông nghiệp, công nghiệp cũng như lĩnh vực y tế.
  • Hậu quả: Tạo nên sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội,…
  • Biện pháp: Các nước đang phát triển cần có chính sách dân số hợp lí để khắc phục bùng nổ dân số.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Quan sát hai tháp tuổi ở hình 1.1 (trang 4 SGK Địa lý 7), cho biết:

  • Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái ?
  • Hình dạng của hai tháp tuổi khác nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao ?

Trả lời:

Quan sát tháp tuổi hình 11 ta thấy:

  • Số bé trai và bé gái trong hai tháp trong độ tuổi từ 0 đến 4 ước tính:
    • Tháp tuổi thứ nhất có khoảng 5,5 triệu bé trai và 5,5 triệu bé gái.
    • Tháp tuổi thứ hai có khoảng 4,5 triệu bé trai và 5,5 triệu bé gái.
  • Sự khác nhau của hai tháp tuổi hình 11 là:
    • Tháp tuổi thứ nhất có đáy tháp rộng, thân tháp thu hẹp dần.
    • Tháp tuổi thứ hai có đáy tháp hẹp, thân tháp mở rộng.
  • Tháp tuổi có thân tháp mở rộng thể hiện số người trong độ tuổi lao động cao, nhưng đáy tháp hẹp thể hiện tỉ lệ sinh đã giảm, tương lai nguồn lao động cũng bị giảm.

Câu 2: Quan sát hình 1.2 nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ...

Quan sát hình 1.2 nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX?

Trả lời:

Dựa vào biểu đồ hình 1.2 ta thấy: Từ đầu thế kỉ XIX dân số thế giới có xu hướng tăng nhanh và tăng liên tục đến cuối thế kỉ XX. Cụ thể là: Năm 1804 thế giới có khoảng 1 tỉ người đến năm 1999 thế giới đã tăng lên thành 6 tỉ người.

Câu 3: Quan sát, so sánh hai biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các nước...

Quan sát, so sánh hai biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các nước phát triển và các nước đang phát triển và các nước đang phát triển từ năm 1800 đến năm 2000 dưới đây, cho biết: Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn? Tại sao?

Trả lời:

Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn nhóm nước phát triển.

Bởi vì: Nhìn vào biểu đồ ta thấy đường màu xanh là thể hiện tỉ lệ sinh, đường màu đỏ thể hiện tỉ lệ tử, miền màu hồng là gia tăng dân số tự nhiên. Nếu miền màu hồng ngày càng mở rộng, chứng tỏ gia tăng dân số ngày càng cao, ngược lại nếu miền màu hồng bị thu hẹp chứng tỏ gia tăng dân số đang giảm. Như vậy, ở hình 1.4, miền màu hồng được mở rộng hơn ở hình 1.3, chứng tỏ các nước đang phát triển có gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước phát triển.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số?

Trả lời:

Khi nhìn vào tháp dân số ta sẽ biết được:

  • Xu hướng dân số của một địa điểm hay quốc gia
  • Giới tính
  • Độ tuổi
  • Nguồn lực lao động hiện tại
  • Nguồn lực lao động tương lai

Câu 2: Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và phân bố dân cư thế giới...

Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và phân bố dân cư thế giới theo các châu lục, hãy cho biết châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất và châu lục nào có tỉ lệ giă tăng dân số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm, nhưng tỉ trọng dân số so với thế giới vẫn tăng ?

Châu lục và khu vực

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

Dân số so với toàn thế giới (%)

1950 - 1955

1990 - 1995

1950

1995

Toàn thế giới

1,78

1,48

100,0

100,0

Châu Á

1,91

1,53

55,6

60,5

Châu Phi

2,23

2,68

8,9

12,8

Châu Âu

1,00

0,16

21,6

12,6

Bắc Mĩ

1,70

1,01

6,8

5,2

Nam Mĩ

2,65

1,70

6,6

8,4

Châu Đại Dương

2,21

1,37

0,5

0,5

Trả lời:

  • Dựa vào bảng tỉ lệ ta gia tăng dân số ta thấy:
    • Giai đoạn: 1950 – 1955: Châu Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất với 2,65%, châu Âu có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất chỉ có 1%.
    • Giai đoạn 1990 – 1995: Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất với 2,68%, châu Âu có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất với 0,16%.
  • Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm, nhưng tỉ trọng dân số so với thế giới vẫn tăng vì châu Á có số dân đông (chiếm tới 55,6 % dân số thế giới), tỉ lệ gia tăng dân số tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, nên hằng năm số dân tăng thêm vẫn nhiều, đã làm cho tốc độ tăng dân số của châu Á nhanh hơn các châu lục khác.

Câu 3: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả...

Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết?

Trả lời:

  • Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm là 2,1%.
  • Nguyên nhân: do các nước thuộc địa giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
  • Hậu quả: tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội…
  • Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số…

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 7

Soạn bài địa lí lớp 7, giải địa lí lớp 7, làm bài tập bài thực hành địa lí 7. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 7. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm