Giải GDCD 7 bài 17: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 17: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - trang 54 GDCD lớp 7. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 7 bài 17: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhé.


I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

Bản chất:

  • Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.
  • Nhà nước CHXHCN Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Bộ máy nhà nước:

Vai trò nhà nước:

  • Đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân
  • Nâng cao đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
  • Bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh.

Trách nhiệm công dân:

  • Giám sát góp ý vào hoạt động của các đại biểu  và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.
  • Thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
  • Giúp cán bộ nhà nước thi hành nhiệm vụ.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu a: Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân ?

Trả lời:

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân vì:

Nhà nước của dân là vì đây là thành quả của nhân dân ta đạt được trong cuộc cách mạng tháng Tám thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhà nước do dân là vì do nhân dân thành lập ra

Nhà nước vì dân là vì lập ra hoạt động nhằm mang lợi lợi ích cho nhân dân.

=>Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Câu b: Theo em, những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta được gọi....

Theo em, những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyển lực nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ? Tại sao ?

Trả lời:

  • Theo em, những cơ quan trong bộ máy nhà nước được gọi là cơ quan đại biểu nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước là quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
  • Tuy nhiên, trong đó cơ qian có quyền lực cao nhất cả nước đó chính là quốc hội.

Bởi vì: Quốc hội là cơ quan do dân bầu ra và được nhân dân giao cho nhiệm vụ trọng đại nhất của quốc gia:

  • Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật.
  • Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại của đất nước.
  • Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.

=> Vì vậy, cơ quan quốc hội đòi hỏi phải là những người có tâm có tài được nhân dân lựa ra để phục vụ cho nhân dân và luôn đặt nhân dân lên hàng đầu.

Câu c: Những cơ quan nào được gọi là cơ quan hành chính nhà nước ?....

Những cơ quan nào được gọi là cơ quan hành chính nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ?

Trả lời:

  • Những cơ quan hành chính nhà nước từ cao xuống thấp bao gồm:
    • Chính phủ
    • UBND tỉnh (Thành phố)
    • UBND huyện (quận/ thị xã)
    • UBND xã (phường/thị trấn)
  • Trong các cơ quan hành chính kể trên thì chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. 

Câu d: Em hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng.

Chính phủ làm nhiệm vụ :

  1. Biểu quyết thông qua Hiến pháp, luật ;
  2. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật.

Chính phủ do :

  1. Nhân dân bầu ra ;
  2. Quốc hội bầu ra.

Ủy ban nhân dân do :

  1. uỷ ban nhân dân cấp trên bầu ra ;
  2. Nhân dân bầu ra ;
  3. Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.

Trả lời:

Chính phủ làm nhiệm vụ:

Đáp án: (2) Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật.

Chính phủ do:

Đáp án:  (2) Quốc hội bầu ra

UBND do:

Đáp án: (3) Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.

Câu đ: Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật ?

Trả lời:

Pháp luật là công cụ để quản lí nhà nước và quản lí xã hội.

Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân lập nên, hoạt động vì lợi ích của nhân dân vì thế công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức nhà nước thi hành công vụ.

Câu e: Em hãy kể một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến....

Em hãy kể một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết.

Trả lời:

  • Bố mẹ đi đăng kí cấp sổ đỏ
  • Đăng kí cấp lại sổ hộ khẩu gia đình
  • Xin công chứng một số giấy tờ
  • Làm giấy khai sinh cho em gái
  • Xin cấp giấy tạm trú tạm vắng…

Xem thêm lời giải Giải môn Giáo dục công dân lớp 7

Giải môn Giáo dục công dân lớp 7, soạn bài GDCD lớp 7, làm bài tập bài thực hành GDCD 7. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk GDCD lớp 7. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau để xem

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm