Giải lịch sử 7 bài 29: Ôn tập chương V và chương VI

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 29: Ôn tập chương V và chương VI - trang 145 lịch sử lớp 7. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được conkec.com hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 7 bài 29: Ôn tập chương V và chương VI nhé.


I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

  • Vua quan ăn chơi xa xỉ
  • Nội bộ Vương chiều mâu thuẫn chia bè cánh, tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau
  • Quan lại địa phương lộng quyền ức hiếp dân

=> Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân và xảy ra các cuộc chiến tranh phong kiến

  • Sự mục nát của triều đình phong kiến, tha hoá cuả tầng lớp thống trị.
  • Chiến tranh phong kiến:
    • Nam triều - Bắc triều
    • Chiến tranh Trịnh - Nguyễn

=>Chia cắt đất nước, gây đau thương, tổn hại cho dân tộc

2. Quang Trung thống nhất đất nước

Thống nhất đất nước:

  • Lật đổ chính quyền các tập đoàn phong kiến
    • Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777).
    • Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài (1786), Vua Lê (1788).
  • Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh.

Xây dựng quốc gia:

  • Phục hồi kinh tế, văn hoá dân tộc
  • Củng cố quốc phòng, thi hành chính sách đối ngoại khéo léo

3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

  • Đặt kinh đô, quốc hiệu
  • Tổ chức bộ máy quan lại ở triều đình và các địa phương.

4. Tình hình kinh tế văn hoá

Lĩnh vực

Những đặc điểm nổi bật

Thế kỉ XVI - XVII

Thế kỉ XVIII

Nửa đầu thế kỉ XIX

Kinh tế

Nông nghiệp

Đàng ngoài: Trì trệ, bị kìm hãm

Đàng Trong: có những bước phát triển.

Vua Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông

Vua Nguyễn chú ý việc khai hoang, lập ấp, lập đồn điền.

Việc sửa đắp đê không được chú trọng.

Thủ công nghiệp

Xuất hiện nhiều làng thủ công

Nghề thủ công được phục hồi dần

Xuất hiện nhiều xường, làng thủ công

Thương nghiệp

Mở rộng buôn bán với nước ngoài.

Xuất hiện nhiều chợ, phố xã, đô thị.

Giảm thuế, mở cửa ải, thông chợ búa.

Hạn chế buôn bán với người phương Tây

Nhiều thành thị, thị trấn mới.

Văn hóa

Văn học – nghệ thuật

Phát triển mạnh

Chữ quốc ngữ ra đời

Ban hành “ chiếu lập học”, phát triển chữ Nôm.

Nghệ thuật sân khấu: chèo…

Văn học chữ Nôm, dân gian phát triển.

Khoa học

 

 

Tiếp thu kĩ thuật phương Tây.

Sử học, địa lí học…đạt nhiều thành tựu.

 

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Em hãy lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Trả lời:

STT

Tên cuộc khởi nghĩa

Người lãnh đạo

Thời gian

Tóm tắt diễn biến chính

Ý nghĩa

1

Khởi nghĩa của Trần Tuân

Trần Tuân

1511

  • Đóng quân ở Sơn Tây, nghĩa quân có tới hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm, uy hiếp kinh thành Thăng Long.

Các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt nhưng góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

2

Khởi nghĩa của Lê Hy, Thịnh Hưng

Lê Hy, Thịnh Hưng

1512

  • Nghĩa quân hoạt động ở Nghệ An, phát triển ra Thanh Hóa

3

Khởi nghĩa của Phùng Chương

Phùng Chương

1515

  • Nghĩa quân hoạt động mạnh ở Tam Đảo

4

Khởi nghĩa của Trần CảoTrần Cảo

Trần Cảo

1516

  • Đóng quân ở Đông Triều. Nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa.

5

Khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng

Nguyễn Dương Hưng

1737

  • Nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân Đàng Ngoài.

Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

 

 

 

 

 

 

6

Khởi nghĩa của Lê Duy Mật

Lê Duy Mật

1738 - 1770

  • Hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An.

7

Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương

Nguyễn Danh Phương

1740 - 1751

  • Căn cứ chính ở Tam Đảo và lan rộng khắp Sơn Tây, Tuyên Quang.

8

Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu

Nguyễn Hữu Cầu

1741 - 1751

  • Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn, Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam,vào Thanh Hóa, Nghệ An.
  • Nghĩa quân lấy khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.

9

Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất

Hoàng Công Chất

1739 - 1769

  • Căn cứ chính ở Điện Biên. Nghĩa quân đã bảo vệ biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.

10

Khởi nghĩa Tây Sơn.

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ

1771

  • Căn cứ chính ở Tây Sơn, xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân.
  • Nghĩa quân "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế nên nghĩa quân nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của nhân dân và các dân tộc thiểu số.

- Tạo dựng được lòng tin của nhân dân, tạo tiền đề cho phong trào Tây Sơn phát triển, thống nhất nước nhà.

11

Khởi nghĩa Phan Bá Vành

Phan Bá Vành

1821 - 1827

  • Nghĩa quân hoạt động rộng khắp ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
  • Lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình.
  • Năm 1827, nhà Nguyễn huy động lực lượng tấn công nghĩa quân, Phan Bá Vành bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

Góp phần làm lung lay triều đình nhà Nguyễn.

12

Khởi nghĩa Nông Văn Vân

Nông Văn Vân

1833 - 1835

  • Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Việt Bắc.
  • Hai lần đẩy lùi cuộc càn quét lớn của triều đình.
  • Lần thứ ba, quân triều đình tấn công dữ dội, Nông Văn Vân chết trong rừng, khởi nghĩa bị dập tắt.

13

Khởi nghĩa Lê Văn Khôi

Lê Văn Khôi

1833 - 1835

  • Tháng 6 – 1833, Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An, tự xưng Bình Nam Đại nguyên soái.
  • Cả 6 tình Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa.
  • Tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình, Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh qua đời.
  • Nghĩa quân bị đàn áp khốc liệt.

14

Khởi nghĩa Cao Bá Quát

Cao Bá Quát

1854 - 1856

  • Tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy ở Hà Nội.
  • Năm 1855, Cao Bá Quát hi sinh.
  • Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến cuối năm 1856 thì bị dập tắt.

Xem thêm lời giải Giải môn Lịch sử lớp 7

Soạn bài lịch sử lớp 7, giải lịch sử lớp 7, làm bài tập bài thực hành lịch sử 7. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk lịch sử lớp 7. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm