Bài soạn siêu ngắn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Ngữ văn lớp 8

Bài soạn siêu ngắn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản - trang 50 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


I. Tác dụng của liên kết các đoạn văn trong văn bản

Trả lời câu hỏi 1 SGK:

=> Hai đoạn văn viết về một ngôi trường, nhưng thời điểm tả và phát biểu cảm nghĩ không hợp lí ->Sự liên kết giữa 2 đoạn văn còn lỏng lẻo -> người đọc thấy hụt hẫng.

Trả lời câu hỏi 2 SGK:

a. Cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa thời gian cho đoạn văn.

b. Với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.

c. Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn, nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản.

II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

Trả lời câu hỏi a:

  • Hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học là: Tìm hiểu và cảm thụ.
  • Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên: Bắt đầu, sau
  • Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ có tác dụng liệt kê. Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê là: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

Trả lời câu hỏi b:

Trả lời:

  • Hai đoạn văn trên có quan hệ ý nghĩa từ cụ thể sang khái quát, tổng kết.
  • Từ ngữ liên kết giữa các đoạn văn là: nói tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung, đánh giá chung.

Trả lời câu hỏi c:

Từ loại: đại từ. “Đó” là từ dùng để thay thế.

Trước đó là khi: “Trước đó mấu hôm là thời điểm diễn ra sự việc, khi nhân vật “tôi” chưa đi học”.

2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn

Câu liên kế giữa hai đoạn văn là “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”.

=> Tác dụng: nối kết hai câu trước và sau nó tỏng văn bản, tạo nên tính liền mạch của nội dung.

Ghi nhớ: SGK

[Luyện tập] Câu 1: Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích sau và cho biết chúng thể hiện quan hệ ý nghĩa gì? a. Giảng văn rõ ràng là khó. Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù doạ, càng không phải để làm ngã lòng...

Trả lời:

a. Nói như vậy => Tổng kết

b. Thế mà => Tương phản

c. Cũng => Nối tiếp, liệt kê

    Tuy nhiên => Tương phản

[Luyện tập] Câu 2: Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp (cho trong ngoặc đơn) điền vào chồ trống /.../ để làm phương tiện liên kết đoạn văn....

Trả lời:

a. Từ đó

b. Nói tóm lại

c. Tuy nhiên

d. Thật khó trả lời

[Luyện tập] Câu 3: Hãy viết một số đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Sau đó, phân tích các phương tiện liên kết đoạn văn em sử dụng.

Trả lời:

Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo. Giả sử vì quá yêu nhân vật của mình mà tác giả để cho chị Dậu đánh phủ đầu tên cai lệ chẳng hạn thì câu chuyện sẽ giảm sức thuyết phục rất nhiều. Đằng này chị cố nhẫn nhịn hết mức, chỉ đến khi chị không thể cam tâm nhìn chồng đang đau ốm mà vẫn bị bọn chúng hành hạ thì chị mới vùng lên. 

Đó là hành động tự phát của một người khi bị dồn vào bước đường cùng,..

=>Từ ngữ liên kết: “đó là ” => tổng kết.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 8. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 8 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.