Giải địa lí 8 bài 22: Việt Nam – đất nước, con người
Nội dung bài gồm:
- I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
- II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
- Câu 1: Quan sát hình 17.1 hãy cho biết:
- Câu 2: Em hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế xã hội nước ta thời gian qua.
- Câu 3: Qua bài học về Đông Nam Á (bài 14, 15, 16, 17) em hãy tìm ví dụ cho nhận xét trên?
- Câu 4: Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm nào?
- Câu 5: Nêu nhận xét sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng 22.1?
- Câu 6: Hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế - xã hội nước ta ...
- Câu 7: Để học tốt môn địa lí Việt Nam, em cần làm gì?
- III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
- Câu 1: Mục tiêu tổng quát của chiến lược 20 năm 2001 – 2020 của nước ta là gì?
- Câu 2: Dựa vào bảng 22.1, hãy vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước...
- Câu 3: Em hãy sưu tầm một số bài thơ, bài ca dao, bài hát ca ngợi đất nước ta ...
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
1. Việt Nam trên bản đồ thế giới
- Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
- Việt Nam nằm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương
- Có chung biên giới trên đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia
- Việt Nam là bộ phận trung tâm tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á về mặt tự nhiên- văn hoá- lịch sử.
- Tự nhiên: tính chất nhiệt ẩm gió mùa
- Lịch sử: Việt Nam có lá cờ đầu trong khu vực chống thực dân Pháp, Nhật, Mỹ giành độc lập dân tộc.
- Văn hoá: Việt Nam có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, gắn bó với khu vực.
2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển
- Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển, hình thành một số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực.
- Công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ, nhất là các ngành then chốt.
- Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lí theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
3. Học địa lí Việt Nam như thế nào
- Đọc kĩ, hiểu và làm tốt các bài tập sách giáo khoa.
- Làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình bằng việc sưu tầm tài liệu, khảo sát thực tế, sinh hoạt tập thể ngoài trời, du lịch…
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Quan sát hình 17.1 hãy cho biết:
- Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào?
- Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?
Trả lời:
Việt Nam gắn liền với châu lục Á – Âu, phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Cam-pu-chia ở phía Tây.
Biển Đông của Việt Nam tiếp giáp với các nước: Thái Lan, Cam-pu-chia, Malayxia, Xin-ga-po, Indonexia, Brunây, Phi-lip-pin, Trung Quốc.
Trả lời:
Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội nước ta được triển khai từ năm 1986, đến nay đã đạt được thành tựu to lớn, toàn diện.
- Nền kinh tế - xã hội đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài nhiều năm đế đi vào thế ổn định.
- Tăng trưởng kinh tế khá cao.
- Cơ cấu kinh tế thay đổi, giảm tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp, tăng tỉ trọng đóng góp của công nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước.
- Nông nghiệp: Đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, đã hình thành các vùng chuyên canh.
- Công nghiệp: đã hình thành các ngành trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Dịch vụ: ngày càng đa dạng, phát triển nhanh, phục vụ nhu cầu đời sống trong nước.
- Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập.
- Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Câu 3: Qua bài học về Đông Nam Á (bài 14, 15, 16, 17) em hãy tìm ví dụ cho nhận xét trên?
Trả lời:
- Những bằng chứng về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội khu vực Đông Nam Á cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á.
- Dẫn chứng:
- Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khai thác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng…); khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa ẩm, cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.
- Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân pháp xâm chiếm. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật Xâm chiếm. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã giành độc lập.
- Văn hoa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trông lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm lương thực chính…
Câu 4: Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm nào?
Trả lời:
Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm 1995.
Câu 5: Nêu nhận xét sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng 22.1?
Trả lời:
Từ năm 1990 đến năm 2000, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành công nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13, 94%; tỉ trọng nganhf dịch vụ tăng 0,5%.
Câu 6: Hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế - xã hội nước ta ...
Hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian qua. Quê hương em đã có những đổi mới, tiến bộ như thế nào?
Trả lời:
- Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt những thành tựu to lớn, toàn diện.
- Nước ta đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
- Từ chỗ thiếu ăn, phải phập khẩu lương thực, nước ta đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kì). Mỗi năm xuất khẩu từ 3 đến 4 triệu tấn gạo.
- Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường. Nhiều khu công nhiệp mới, khu chế xuất, khu công nghiệp kĩ thuật cao… được xây dựng và đi vào sản xuất.
- Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước.
- Liên hệ thực tế địa phương: về đới sống nông dân, kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, cấp nước sạch…), các ngành nghề sản xuất…
Câu 7: Để học tốt môn địa lí Việt Nam, em cần làm gì?
Trả lời:
- Đọc kĩ, hiểu và làm tốt các bài tập trong SGK.
- Làm giàu them vốn hiểu biết của mình bằng việc sưu tầm tư liệu, khảo sát thực tế, sinh hoạt tập thể ngoài trời, du lịch…
- Khai thác tốt các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu… trong SGK.
Trả lời:
Mục tiêu của chiến lược 20 năm 2001 - 2020 là: đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Câu 2: Dựa vào bảng 22.1, hãy vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước...
Dựa vào bảng 22.1, hãy vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét.
Trả lời:
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét:
- Từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng:
- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 14,44%
- Tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%.
- Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%.
- Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam vẫn còn cao.
Câu 3: Em hãy sưu tầm một số bài thơ, bài ca dao, bài hát ca ngợi đất nước ta ...
Em hãy sưu tầm một số bài thơ, bài ca dao, bài hát ca ngợi đất nước ta và cùng với các bạn tổ chức sinh hoạt văn hóa theo chủ đề trên.
Trả lời:
Một số bài thơ, bài ca dao, bài hát ca ngợi đất nước ta:
- Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
- Cà Mau hãy đến mà coi,
Muỗi kêu như sáo thổi,
Đỉa lội lềnh tựa bánh canh.
- Cần Thơ là tỉnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.
- Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,
Anh có thương em, xin sắm một con đò,
Để em qua lại mua cò gởi thơ.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
- Con trai trong Quảng ra thi,
Thấy con gái Huế chân đi không đành.
Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 8
- 👉 Giải địa lí 8 bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
- 👉 Giải địa lí 8 bài 2: Khí hậu Châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 4: Thực hành phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 6: Thực hành đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 8: Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước Châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 9: Khu vực Tây Nam Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 14: Đông Nam Á- đất liền và hải đảo
- 👉 Giải địa lí 8 bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- 👉 Giải địa lí 8 bài 18: Thực hành tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia
- 👉 Giải địa lí 8 bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực
- 👉 Giải địa lí 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất
- 👉 Giải địa lí 8 bài 21: Con người và môi trường địa lí
- 👉 Giải địa lí 8 bài 22: Việt Nam – đất nước, con người
- 👉 Giải địa lí 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 24: Vùng biển Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 27: Thực hành đọc bản đồ Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 29: Đặc điểm khu vực địa hình
- 👉 Giải địa lí 8 bài 30: Thực hành đọc bản đồ địa hình Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
- 👉 Giải địa lí 8 bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- 👉 Giải địa lí 8 bài 35: Thực hành khí hậu, thủy văn Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
- 👉 Giải địa lí 8 bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- 👉 Giải địa lí 8 bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- 👉 Giải địa lí 8 bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới