Giải địa lí 8 bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam - trang 130 địa lí 8. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 8 bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Đặc điểm chung

  • Sinh vật rất phong phú và đa dạng.
    • Đa dạng về thành phần loài và gen.
    • Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
    • Đa dạng về công dụng và sản phẩm.
  • Sinh vật nước ta phân bố khắp mọi nơi trên lãnh thổ và phát triển quanh năm.
  • Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị biến đổi.

2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật

  • Việt Nam có số lượng loài lớn:
    • Có 14.600 loài thực vật
    • Có 11.200 loài và phân loài động vật
  • Số loài quý hiếm cao
    • Thực vật có 350 loài
    • Động vật có 365 loài

3. Sự đa dạng về hệ sinh thái

Các hệ sinh thái tiêu biểu:

  • Hệ sinh thái rừng ngập mặn
  • Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa
  • Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia
  • Hệ sinh thái nông nghiệp.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy nêu những nhân tố...

Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta và cho ví dụ.

Trả lời:

Nước ta có thành phần loài sinh vật rất phong phú và đa dạng. Có được như vậy là nhớ môi trường sống thuận lợi và do di cư của nhiều loài từ bên ngoài vào.

Môi trường sống thuận lợi: ánh sáng dồi dào, nhiệt độ cao, đủ nước, tầng đất sâu dày, vụn bở.

Ngoài các loài sinh vật bản địa (chiếm khoảng hơn 50%), còn có nhiều luồng sinh vật di cư tới như Trung Hoa, Hi-ma-lay-a, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ – Mi-an-ma; các luồng này chiếm khoảng gần 50%.

Câu 2: Em hãy kể tên một số vườn quốc gia của nước ta. Các vườn quốc gia...

Em hãy kể tên một số vườn quốc gia của nước ta. Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

Một số vườn quốc gia ở nước ta là:

  • Vườn quốc gia Ba Bể
  • Vườn quốc gia Tam Đảo
  • Vườn quốc gia Cát Bà
  • Vườn quốc gia Pù Mát
  • Vườn quốc gia Cúc Phương
  • Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng
  • Vườn quốc gia Tràm Chim.

Gía trị của vườn quốc gia:

  • Bảo tồn nguồn gen, sinh vật tự nhiên
  • Cơ sở để nhân giống và lai tạo giống
  • Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân
  • Bảo vệ các loại động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng…

Câu 3: Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa rừng trồng và rừng tự nhiên:

  • Rừng trồng: cây cối thuần chủng, không có nhiều tầng, động vật rất ít.
  • Rừng tự nhiên: cây cối đa dạng, nhiều tầng, có nhiều loài động vật (chim thú)

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Nẽu đặc điểm chung của sinh rật Việt Nam.

Trả lời:

  • Sinh vật nước ta phong phú đa dạng, Sự phong phú đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.
  • Nước ta có các đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất liền với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau, điển hình là rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng ôn đới núi cao, rừng ngập mặn ven biển và các hệ sinh thái thứ sinh do tác động của con người. Trên Biển Đông một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
  • Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.

Câu 2: Nêu tên và sự phân bố các kiều hộ sinh thái rừng nước ta.

Trả lời:

Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền.

  • Hệ sinh thái rừng ngập mặn, rộng hơn 300 nghìn ha, phân bố chạy suốt chiều dài bờ biển và các hải đảo.
  • Rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều kiểu biến thể như rừng kín thường xanh ở Cúc Phương, Ba Bể; rừng thưa rụng lá ở Tây Nguyên; rừng tre nứa ở Việt Bắc, các kiểu rừng này phần lớn phân bố ở vùng đồi trước núi.
  • Rừng ôn đới núi cao phân bô nhiều nhất ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
  • Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ngày càng thu hẹp và thay bằng những hệ sinh thái thứ sinh hoặc trảng cỏ, cây bụi ... Một số khu vực rừng nguyên sinh hiện nay được chuyển thành các khu bảo tồn thiên nhiên (vườn quốc gia).
  • Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra để lấy lương thực, thực phẩm và các sản phẩm cần thiết phục vụ đời sống của mình. Các hệ sinh thái nông nghiệp như: ruộng, vườn, ao, hồ nuôi thuỷ sản, rừng trồng cây lấy gỗ, rừng trồng cây công nghiệp.

Câu 3: Vẽ lại bản đồ hành chính Việt Nam (hình 23.2) và điền lên đó các VQG...

Vẽ lại bản đồ hành chính Việt Nam (hình 23.2) và điền lên đó các VQG sau đây vào đúng địa bàn các tỉnh, thành phố có các VQG đó: Ba Bể (Bắc Kạn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Bến En (Thanh Hóa), Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế), Yok Đôn (Đăk Lăk), Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Tràm Chim (Đồng Tháp), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Trả lời:

Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 8

Soạn bài địa lí lớp 8, giải địa lí lớp 8, làm bài tập bài thực hành địa lí 8. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 8. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.