Giải hóa 8 bài 2: Chất
Nội dung bài gồm:
- I. Tóm tắt lý thuyết
- II. Giải bài tập sgk
- Giải câu 1. a) Nêu thí dụ về hai vật thể tự nhiên...
- Giải câu 2. Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng...
- Giải câu 3. Hãy chỉ ra đâu là vật thể...
- Giải câu 4. Hãy so sánh tính chất...
- Giải câu 5. Chép vào vở những câu sau đây...
- Giải câu 6. Cho biết khí cacbon đioxit ....
- Giải câu 7. a) Hãy kể hai tính chất giống nhau...
- Giải câu 8. Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính...
I. Tóm tắt lý thuyết
Chất có ở những nơi:
- Trong tự nhiên: đường, oxi, muối ăn (natri clorua),…
- Con người điều chế được: chất dẻo, cao su, tơ sợi, dược phẩm, chất nổ,...
Tính chất của chất:
- Mỗi chất có tính chất vật lí, hóa học nhất định.
- Dựa vào tính chất có thể: phân biệt, sử dụng, ứng dụng các chất.
Chất chia thành:
- Hỗn hợp: Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp.
- Chất tinh khiết là chất có tính chất nhất định. Nước cất là chất tinh khiết
II. Giải bài tập sgk
Giải câu 1. a) Nêu thí dụ về hai vật thể tự nhiên...
a) Nêu thí dụ về hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.
b) Vì sao nói được : ở đâu có vật thể, ở đó có chất ?
Hướng dẫn giải
a) Ví dụ:
- Vật thể tự nhiên: cây, gạo, tóc ...
- Vật thể nhân tạo: máy tính, tủ lạnh, quần áo....
b) Chất có mặt ở khắp nơi từ trong vật thể tự nhiên đến vật thể nhân tạo. Vậy nên, ta có thể nói rằng: ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
Giải câu 2. Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng...
Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng :
a) Nhôm ;
b) Thủy tinh;
c) Chất dẻo.
Hướng dẫn giải
Các vật được làm từ:
- Nhôm: ấm nhôm, móc phơi quần áo, chậu nhôm.
- Thủy tinh: Cốc, bát, kính.
- Chất dẻo: dép, lốp xe, vỏ dây điện.
Giải câu 3. Hãy chỉ ra đâu là vật thể...
Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất (những từ in nghiêng) trong những câu sau :
a) Cơ thể người có 63 - 68% về khối lượng là nước.
b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.
c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.
d) Áo may bằng sợi bông (95 - 98% là xenlulozơ) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp).
e) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su,...
Hướng dẫn giải
- Các từ là vật thể là: cơ thể người (a), lõ bút chì (b), dây điện (c), áo (d), xe đạp (e).
- Các từ là chất là : nước (a), than chì (b), xenlulozơ (c), nilon (d), sắt (e), nhôm (e), cao su (e).
Giải câu 4. Hãy so sánh tính chất...
Hãy so sánh tính chất : màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất muối ăn, đường và than
Hướng dẫn giải
|
Màu |
Vị |
Tính tan trong nước |
Tính cháy |
Muối ăn |
Trắng |
Mặn |
Tan |
Không cháy |
Đường |
Nhiều màu |
Ngọt |
Tan |
Cháy |
Than |
Đen |
Không |
Không tan |
Cháy |
Giải câu 5. Chép vào vở những câu sau đây...
Chép vào vở những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ phù hợp :
"Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được.....Dùng dụng cụ đo mới xác định được... của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải....."
Hướng dẫn giải
"Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được trạng thái, màu....Dùng dụng cụ đo mới xác định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng... của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải làm thí nghiệm.
Giải câu 6. Cho biết khí cacbon đioxit ....
Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta.
Hướng dẫn giải
Ta dùng ống hút thổi vào cốc chứa sẵn nước vôi trong. Nếu thấy vẩn đục chứng tỏ trong hơi thở của chúng ta có khí cacbon đioxit.
Giải câu 7. a) Hãy kể hai tính chất giống nhau...
a) Hãy kể hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.
b) Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn ?
Hướng dẫn giải
a) Giống nhau : đều là chất lỏng, không màu, có thể hòa tan các chất khác.
Khác nhau :
- nước cất: không có thành phần nào khác ;
- nước khoáng: chứa nhiều chất tan.
b) Nước khoáng uống tốt hơn nước cất vì nó có một số chất hòa tan có lợi cho cơ thể, nước cất uống không tốt cho sức khỏe, nếu uống một thời gian dài làm thiếu đi các ion có lợi cho sức khỏe gây ra tăng huyết áp và loạn nhịp tim.
Giải câu 8. Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính...
Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở - 183 oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí ?
Hướng dẫn giải
Ta hóa lỏng không khí tại -196 oC , sau đó tăng nhiệt độ lên sao cho dưới - 183 oC lúc đó khí nitơ bay đi còn lại khí oxi ở dạng lỏng.
Xem thêm lời giải Giải môn Hóa học lớp 8
- 👉 Giải hóa 8 bài 2: Chất
- 👉 Giải hóa 8 bài 4: Nguyên tử
- 👉 Giải hóa 8 bài 5: Nguyên tố hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 6: Đơn chất và hợp chất. Phân tử
- 👉 Giải hóa 8 bài 7: Bài thực hành 2: Sự lan tỏa của chất
- 👉 Giải hóa 8 bài 8: Bài luyện tập 1
- 👉 Giải hóa 8 bài 9: Công thức hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 10: Hóa trị
- 👉 Giải hóa 8 bài 11: Bài luyện tập 2
- 👉 Giải hóa 8 bài 12: Sự biến đổi chất
- 👉 Giải hóa 8 bài 13: Phản ứng hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 14: Bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng hóa học và phản ứng hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng
- 👉 Giải hóa 8 bài 16: Phương trình hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 17: Bài luyện tập 3
- 👉 Giải hóa 8 bài 18: Mol
- 👉 Giải hóa 8 bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
- 👉 Giải hóa 8 bài 20: Tỉ khối chất khí
- 👉 Giải hóa 8 bài 21: Tính theo công thức hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 23: Bài luyện tập 4
- 👉 Giải hóa 8 bài 24: Tính chất của oxi
- 👉 Giải hóa 8 bài 25: Sự oxi hóa. Phản ứng hóa hợp. Ứng dụng của oxi
- 👉 Giải hóa 8 bài 26: Oxit
- 👉 Giải hóa 8 bài 27: Điều chế khí oxi. Phản ứng phân hủy
- 👉 Giải hóa 8 bài 28: Không khí. Sự cháy
- 👉 Giải hóa 8 bài 29: Bài luyện tập 5
- 👉 Giải hóa 8 bài 30: Bài thực hành 4: Điều chế, thu khí và thử tính chất của oxi
- 👉 Giải hóa 8 bài 31: Tính chất, ứng dụng của hiđro
- 👉 Giải hóa 8 bài 32: Phản ứng oxi hóa khử
- 👉 Giải hóa 8 bài 33: Điều chế khí hidro. Phản ứng thế
- 👉 Giải hóa 8 bài 34: Bài luyện tập 6
- 👉 Giải hóa 8 bài 35: Bài thực hành 5
- 👉 Giải hóa 8 bài 36: Nước
- 👉 Giải hóa 8 bài 37: Axit. Bazơ. Muối
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới