Bài soạn lớp 9: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
Ví dụ: Truyện cười “Chào hỏi”
Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.
Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.
Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:
-Có chuyện gì thế?
-Có gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?
(Theo truyện cười giân dan Việt Nam)
Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao em nhận xét như vậy? Có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này?
Trả lời:
- Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác.
- Rút ra bài học: Sử dụng không đúng lúc đúng chỗ vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời.
Ghi nhớ:
Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?). Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Ví dụ:
An: -Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?
Ba:-Đâu khoảng đầu thế kỉ XX.
Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không? Có phương châm hội thoại nào đã được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy?
Trả lời:
- Câu trả lời của Ba không đáp ứng được yêu cầu của An
- Phương châm về lượng không được tuân thủ
- Vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất nên Ba phải trả lời chung chung như vậy.
=> Người nói thiếu hiểu biết.
Ví dụ 2: giả sử có 1 người mắc bệnh ung thư đã đến giai đoạn cuối (có thể sắp chết) thì sau khi khám bệnh, bác sĩ có nên nói thật cho người ấy biết hay không? Tại sao?
Trả lời:
- Bác sĩ không nên nói thật vì có thẻ sẽ khiến cho bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng.
- Bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất (nói điều mình tin là không đúng).
- Có thể chấp nhận được vì nó có lợi cho bệnh nhân, giúp cho người bệnh lạc quan cho cuộc sống.
=>Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
Ví dụ 3: ? Khi nói: " Tiền bạc chỉ là tiền bạc " thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không ? Theo em, nên hiểu ý nghĩa câu này như thế nào ?
Trả lời:
- Nếu xét nghĩa bề mặt thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng vì nó dường như không cho người nghe thêm một thông tin nào.
- Nếu xét theo nghĩa hàm ý thì cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
- Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này có ý nghĩa răn dạy con người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên tất cả.
=> Muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Ghi nhớ:
Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
[Luyện tập] Câu 1: Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi.
Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố.
Ông bố đáp:
- Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa.
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy.
Trả lời:
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại cách thức.
- Khi cậu bé lên năm hỏi cha quả bóng ở đâu, người cha trả lời “Quả bóng ở ngay dưới cuốn Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” thì câu trả lời của người cha đã không tuân thủ phương châm cách thức.
- Đứa con 5 tuổi (chưa học lớp 1) không thể nhận biết được đâu là “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”; đối với đối tượng giao tiếp này, câu nói đó là mơ hồ. Còn đối với những người đã đi học thì đây có thể là câu trả lời đúng, rõ ràng.
[Luyện tập] Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão:
- Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?
Trả lời:
- Thái độ của: Chân, tay, tai, mắt là bất hòa với lão Miệng
- Lời nói của: Chân, tay, tai, mắt không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ đó là không thích hợp với tình huống giao tiếp ->thật vô lí, khách đến nhà phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện khác, ở đây thái độ và lời nói của các vị khách thật hồ đồ, không có lí do chính đáng.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 9
- 👉 Bài soạn lớp 9: Phong cách Hồ Chí Minh
- 👉 Bài soạn lớp 9: Các phương châm hội thoại
- 👉 Bài soạn lớp 9: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 9: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- 👉 Bài soạn lớp 9: Các phương châm hội thoại (tiếp)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 9: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- 👉 Bài soạn lớp 9: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Xưng hô trong hội thoại
- 👉 Bài soạn lớp 9: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- 👉 Bài soạn lớp 9: Sự phát triển của từ vựng
- 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 9: Chuyện cũ trong phủ chủa Trịnh
- 👉 Bài soạn lớp 9: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
- 👉 bài soạn lớp 9: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
- 👉 bài soạn lớp 9: Chị em Thúy Kiều
- 👉 bài soạn lớp 9: Cảnh ngày xuân
- 👉 bài soạn lớp 9: Miêu tả trong văn bản tự sự
- 👉 bài soạn lớp 9: Kiều ở lầu ngưng bích
- 👉 Bài soạn lớp 9: Mã Giám Sinh mua Kiều
- 👉 bài soạn lớp 9: Trau dồi vốn từ
- 👉 Bài soạn lớp 9: Thúy Kiều báo ân báo oán
- 👉 Bài soạn lớp 9: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- 👉 Bài soạn lớp 9: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 9: Lục Vân Tiên gặp nạn
- 👉 Bài soạn lớp 9: Chương trình địa phương
- 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết về từ vững
- 👉 Bài soạn lớp 9: Đồng chí
- 👉 Bài soạn lớp 9: Bài thơ tiểu đội xe không kính
- 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra về truyện trung đại
- 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Nghị luận trong văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 9: Đoàn thuyền đánh cá
- 👉 Bài soạn lớp 9: Bếp lửa
- 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết từ vựng (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Tập làm thơ tám chữ
- 👉 Bài soạn lớp 9: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- 👉 Bài soạn lớp 9: Ánh trăng
- 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
- 👉 Bài soạn lớp 9: Làng
- 👉 Bài soạn lớp 9: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
- 👉 Bài soạn lớp 9: Lặng lẽ Sa Pa
- 👉 Bài soạn lớp 9: Ôn tập phần Tiếng Việt
- 👉 Bài soạn văn 9: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp: Chiếc lược ngà
- 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
- 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra phần tiếng việt
- 👉 Bài soạn lớp 9: Ôn tập phần tập làm văn
- 👉 Bài soạn lớp 9: Cố hương
- 👉 Bài soạn lớp 9: Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
- 👉 Bài soạn lớp 9: Những đứa trẻ
Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Toán
- Tài liệu Dạy - học Toán 9
- SBT Toán lớp 9
- Vở bài tập Toán 9
- SGK Toán lớp 9
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 9
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 9
- SBT Hóa lớp 9
- SGK Hóa lớp 9
- Giải môn Hóa học lớp 9
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 9
- SBT Sinh lớp 9
- Vở bài tập Sinh học 9
- SGK Sinh lớp 9
- Giải môn Sinh học lớp 9
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 9 mới
- Đề thi vào 10 môn Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9
- SBT Tiếng Anh lớp 9 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9 Mới