Bài soạn lớp 9: Xưng hô trong hội thoại

Hướng dẫn soạn bài: Xưng hô trong hội thoại - Trang 35 sgk ngữ văn 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp


I. Từ ngữ xưng hồ và việc sử dụng từ ngữ xưng hô

Ví dụ 1. Một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng việt và tác dụng của nó:

  • Một số từ ngữ dùng để xưng hô: Tôi, ta, tớ, tao, chúng tôi, anh, chị, em, ông ấy…
  • Cách dùng: 
    • Ngôi thứ nhất: Tôi, tao, chúng tôi, chúng tao…
    • Ngôi thứ hai: Mày, mi, chúng mày…
    • Ngôi thứ ba: họ, hắn, chúng nó, nó….

(suồng sã: mày, tao; thân mật: anh, em, chị…; trang trọng: quý ông, quý bà, quý vị….).

=>Hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, giàu sắc thái biểu cảm.

Ví dụ 2: Đoạn trích "Dế mèn phiêu lưu kí"

Xác định các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên. Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích (a) và đoạn trích (b). Giải thích sự thay đổi đó.

Trả lời:

  • Các từ xưng hô:
    • Đoạn 1: anh, em (Dế Choắt nói với Dế Mèn); chú mày, ta (Dế Mèn nói với Dế Choắt)
    • Đoạn 2: tôi, anh (Dế Choắt - Dế Mèn nói với nhau)
  • Phân tích sự thay đổi cách xưng hô:
    • Đoạn 1: Xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn, nhờ vả người khác; và một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng, hách dịch.
    • Đoạn 2: Xưng hô bình đẳng. Có sự thay đổi về xưng hô. Vì tình huống giao tiếp có thay đổi: Dế Choắt nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.

=> Cần căn cứ vào đối tượng và tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

Ghi nhớ:

  • Tiếng việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
  • Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

[Luyện tập] Câu 1: Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới ...

Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:

 “Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự”.

Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?

Trả lời:

Lời mời có sự nhầm lẫn trong “chúng ta” với “chúng em” (chúng toi) vì:

  • Chúng ta: gồm cả người nói và người nghe
  • Chúng em, chúng tôi: không bao gồm người nghe

[Luyện tập] Câu 2: Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản ...

Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?

Trả lời:

Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi vì:

  • Muốn tăng tính khách quan của người viết
  • Thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.

[Luyện tập] Câu 3: Đọc đoạn trích trong Thánh Gióng. Phân tích từ xưng hô ...

Đọc đoạn trích trong Thánh Gióng. Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và nói với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?

Trả lời:

Phân tích cách xưng hô:

  • Cậu bé gọi người sinh ra mình bằng “mẹ” ->bình thường
  • Cậu bé xưng hô với sứ giả “ông –ta” ->thể hiện thái độ tự tin khác thường, mang màu sắc của truyền thuyết.

[Luyện tập] Câu 4: Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…

  Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là…

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…

Trả lời:

Xưng hô và thái độ của người nói:

  • Vị tướng trong tư cách học trò cũ thăm trường, gặp lại thầy cũ, xưng “con” ->Thể hiện sự kính trọng.
  • Thầy giáo gọi vị tướng là “ngài” ->Thể hiện thái độ tôn trọng.

=> Cả hai người đều thể hiện cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí ->Phương châm xưng khiêm hô tôn.

[Luyện tập] Câu 5: Đọc đoạn trích từ Những năm tháng không thể nào quên (Võ Nguyên Giáp kể)...

Đọc đoạn trích từ Những năm tháng không thể nào quên (Võ Nguyên Giáp kể). Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác. (Chú ý so sánh: Trước năm 1945, người đứng đầu nhà nước có xưng hô với người dân của mình như vậy không?)

Trả lời:

Tôi – đồng bào: Tạo cho người nghe cảm giác gần gũi thân thiết, không có khoảng cách, đánh dầu bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân =>Thể hiện quan hệ dân chủ trong chế độ mới.

[Luyện tập] Câu 6: Đọc đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chú ý những từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi.

Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai? Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua cách xưng hô của họ. Nhận xét sự thay dổi cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do của sự thay đổi đó.

Trả lời:

  • Đoạn đầu, cách xưng hô ở lời nói của cai lệ nói với anh Dậu, chị Dậu: thằng kia, ông, mày, chị… thể hiện rõ sự cách biệt về địa vị và hoàn cảnh giữa các nhân vật.
    • Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng, lại đang thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông;
    • Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền, cậy thế nên hống hách, thể hiện sự hống hách, trich thượng.: xưng hô ông – thằng kia, mày.
  • Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông rồi sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiện sự "tức nước – vỡ bờ", sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 9

Soạn bài môn văn lớp 9 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 9, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.