Bài soạn siêu ngắn: Chuyện người con gái Nam Xương - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Chuyện người con gái Nam Xương - trang 43 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả:

  • Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là học trò giỏi của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.
  • Sống vào thời kì chế độ phong kiến Lê-Mạc-Trịnh tranh giành quyền lực, loạn lạc triền miên, dân tình khốn khổ.
  • Thi đỗ hương cống, chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi rừng Thanh Hoá.

2. Tác phẩm:

  • Thể loại: Truyền kì mạn lục 
  • Xuất xứ: Trích “truyền kì mạn lục” là câu chuyện thứ 16/20, bắt nguồn từ câu chuyện cổ tích có tên “Vợ chàng Trường”.
  • Đại ý: Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến.
  • Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong 20 truyện của truyền kì mạn mục. Truyện được tái tạo trên cơ sở truyện cổ tích: vợ chàng Trương.
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1: Từ đầu…cha mẹ đẻ mình =>Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách
    • Phần 2: Tiếp …đã qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
    • Phần 3: Còn lại =>Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương, Vũ Nương được giải oan.

Câu 1: Tìm bố cục của truyện

Trả lời:

  • Phần 1: Từ đầu…cha mẹ đẻ mình =>Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách
  • Phần 2: Tiếp …đã qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
  • Phần 3: Còn lại =>Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương, Vũ Nương được giải oan.

Câu 2: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp.

Trả lời:

  • Trong cuộc sống vợ chồng thường ngày: khuôn phép, nhường nhịn không để vợ chồng thất hòa
  • Khi tiễn chồng đi lính: cảm thông trước nỗi vất vả, gian lao của chồng. Lời nói chân thành, thiết tha, thắm đượm tình nghĩa vợ chồng.
  • Khi xa chồng: Ngày đêm nhớ thương chồng, mẹ chồng ốm thì chăm sóc tận tình, mẹ chồng mất thì thương xót làm ma chay như đối với cha mẹ đẻ mình.

-> Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết; là người mẹ hiền, người con dâu chu đáo, hiếu thảo.

  • Khi chồng nghi oan: cố minh oan cho bản thân mình, khẳng định tấm lòng thủy chung, xin chồng đừng nghi oan. Khi đến nước đường cùng đành mượn nước sông quê để giãi tỏ sự trong sạch. => Một hành động dũng cảm để bảo toàn danh dự

Câu 3: Vì sao Vũ Nương phải chịu đựng nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

Trả lời:

Vũ Nương phải chịu đựng nỗi oan khuất vì hai nguyên nhân chính:

  • Thứ nhất, do Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán, không cho nàng cơ hội trình bày, thanh minh, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, nhất quyết không nói ra duyên cớ để có cơ hội minh oan, mắng nhiếc và đuổi nàng đi.
  • Thứ hai. do xã hội phong kiến bất công , thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, bi thảm. Họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí, …

=>Từ đó ta thấy được thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: son sắt, thủy chung nhưng bé nhỏ, bạc mệnh. Tác phẩm bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ thời xưa.

Câu 4: Hãy nêu nhận xét về cách dẫn tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và lời đối đáp trong truyện.

Trả lời:

Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn. Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày một chặt hơn đã tạo cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Trương Sinh ít học, đa nghi. Chi tiết "Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức" là một chi tiết cài đặt sẵn, một chi tiết quan trọng, thể hiện tài kể chuyện của tác giả. Trương Sinh tin vào lời nói hồn nhiên của con trỏ một cách vội vàng, không suy xét trước sau. Vốn sẵn có tính hay ghen và nghi ngờ nên càng khiên Trương Sinh tin là có thật. Chàng đã không cho vợ có cơ hội thanh minh. Tinh huống bất ngờ và cũng rất khó thanh minh cho Vũ Nương. Nàng chỉ còn cách giải oan duy nhất là tìm đôn cái chết. Lời nói hồn nhiên của đứa trẻ đã gây ra mối nghi ngờ của Trương Sinh,và cũng chính đứa trẻ sau này đã giải mối nghi ngờ đó một cách tình cờ và dễ dàng. Trương Sinh tỉnh ngộ thì đã muộn. Tình tiết trong câu chuyện diễn ra một cách tự nhiên, hợp lí, hấp dẫn.

Những đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật . Tuy những yếu tố đối thoại mới chỉ mức sơ khai, ban đầu, nhưng nó đã làm cho nhân vật có tiếng nói. Những lời độc thoại dài góp phần khẳng định những phẩm chất tốt đẹp và làm bộc lộ tính cách của nhân vật. Đoạn đối thoại giữa đứa con và Trương Sinh vừa đẩy truyện lên cao trào, vừa cởi nút câu chuyện.

Câu 5: Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Trả lời:

Những yếu tố kỳ ảo trong truyện:

  • Phan Lang nằm mộng, thả rùa xanh.
  • Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được Linh Phi cứu sống, đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương….
  • Hình ảnh Vũ Nương xuất hiện khi Trương Sinh lập đàn tràng giải oan.

Tác dụng của yếu tố kỳ ảo: tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện, mở rộng phạm vi hiện thực, tạo ra cơ sở để minh oan cho Vũ Nương, khẳng định lòng trong trắng của nàng, tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái.

[Luyện tập] Hãy kể lại chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em.

Trả lời:

Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh về, nghe lời nhỏ con nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, không thể thanh minh bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và bảo nó chính là người hay đến đêm đêm. Lúc đó Trương Sinh mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương dưới thủy cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập dàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 9. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 9 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.