Giải địa lí 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam - trang 3 địa lí 9. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Các dân tộc ở Việt Nam

  • Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có một phong tục, tập quán riêng.
  • Dân tộc Kinh chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước.
  • Người Kinh là lực lượng đông đảo các ngành kinh tế quan trọng.
  • Người Việt định cư ở nước ngoài, là những người Việt Nam nhưng dù ở xa quê hương họ vẫn yêu tổ quốc, hướng về tổ quốc, đóng góp vào công cuộc xây dựng tổ quốc.

2. Phân bố dân cư

a. Dân tộc Việt (Kinh)

  • Người Kinh chiếm 86% dân số cả nước, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, trung du và duyên hải.

b. Các dân tộc ít người.

Dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

  • Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi cư trú của các dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông….
  • Khu vực Trường Sơn, Tây Nguyên có các dân tộc Ê đê, Gia rai, Ba na…
  • Ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có dân tộc Chăm, Khơ  me, người Hoa…

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?

Trả lời:

Một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người:

  • Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao,… (Tây Bắc).
  • Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang).
  • Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận).
  • Cồng , chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên).

Câu 2: Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?

Trả lời:

Dân tộc Kinh phân bố nhiều khắp nơi trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, phần lớn số dân phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Trung Bộ, các khu vực khác….

Câu 3: Dựa vào hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?

Trả lời:

Các dân tộc ít người chỉ chiếm 13,8% phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

  • Ở vùng thấp: người Tày, Nùng tập trung nhiều ở tả ngạn sông Hồng.
  • Người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã.
  • Người Dao sống chủ yếu trên các sườn núi từ độ cao 700 đến 1000 m.
  • Người Mông sống trên các vùng núi cao.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc...

Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ?

Trả lời:

  • Nước ta có 54 dân tộc.
  • Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán, phương thức sản xuất…
  • Ví dụ:
    • Trang phục dân tộc dân tộc của người Mông, người Thái khác với trang phục dân tộc của người Kinh, người Khơ – me.
    •  Ngày Tết cổ truyền của dân tộc diễn ra vảo những thời điểm khác nhau, với những nghi thức khác nhau:
    • Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng một tháng giêng theo Âm lịch
    • Lễ Tết lớn nhất của người Khơ – me là Lễ mừng năm mới Chol Chnăm Thmáy diễn ra vào tháng 4 Dương lịch.
    • Lễ Tết cơm mới của người Ê Đê (Đắk Lắk) diễn ra vào tháng 10 Dương lịch.

Câu 2: Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta?

Trả lời:

Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du hơn 30 dân tộc

  • Ở vùng thấp: người Tày, Nùng tập trung nhiều ở tả ngạn sông Hồng. Người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã.
  • Người Dao sống chủ yếu trên các sườn núi từ độ cao 700 đến 1000 m.
  • Người Mông sống trên các vùng núi cao.
  • Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt
    • Người Ê – đê ở Đắk Lắk
    • Người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lại
    • Người Mông, Cơ – ho ở Lâm Đồng…
  • Duyên hải cực nam Trung Bộ có người Chăm (Ninh Thuận, Bình Thuận)
  • Nam Bộ có người Khơ – me, người Chăm
  • Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh

=> Hiện nay, công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, những chính sách mới đã làm cho bức tranh phân bố các dân tộc trên lãnh thổ nước ta có nhiều thay đổi.

Câu 3: Dựa vào bảng thống kê dưới đây (trang 6 SGK Địa lý 9), hãy cho biết:

Em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em?

Trả lời:

Câu hỏi này, các bạn tự trả lời theo đúng với trường hợp của từng bạn.

  • Ví du: Em thuộc dân tộc Kinh.
  • Dân tộc Kinh đứng đầu về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em là đồng bằng, trung du và ven biển.
  • Một sô nét văn hoá tiêu tiểu ở nhà trệt có kiến trúc đa dạng, làm ruộng lúa nước, ăm cơm bằng đũa, phụ nữ có trang phục đặc sắc là áo dài, có nhiều danh nhân văn hóa (như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh...), nhiều công trình văn hóa có giá trị (tác phẩm văn học, chùa chiền, lăm tẩm, đền đài...).

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 9

Soạn bài địa lí lớp 9, giải địa lí lớp 9, làm bài tập bài thực hành địa lí 9. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 9. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.