Giải địa lí 9 bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống - trang 15 địa lí 9. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 9 bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Nguồn lao động và sử dụng lao động

1.1. Nguồn lao động

  • Nguồn lao động dồi dào chiếm 64% tổng số dân (2005), tăng nhanh, chất lượng đang được nâng cao.
  • Có kinh nghiệm trong sản xuât: Nông, lâm, ngư nghiệp.
  • Tuy nhiên, lao động yếu thê lực, thiếu trình độ chuyên môn...

1. 2. Sử dụng lao động

  • Tỉ lệ lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn rất lớn và có xu hướng giảm dần.
  • Tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng dần.

2. Vấn đề việc làm

Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển  đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.

  • Khu vực nông thôn thời gian thiếu việc làm trong năm là 9,3% (năm 2005)
  • Khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp tương đối cai khoảng 4,5% (năm 2005)

3. Chất lượng cuộc sống.

  • Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
  • Cuộc sống ngày càng được cải thiện dần

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Dựa vào hình 4.1, hãy:

  • Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn? Giải thích nguyên nhân?
  • Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì?

Trả lời:

Cơ cấu lực lượng lao động của nước ta giữa thành thị và nông thôn:

  • Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn, năm 2003 chiếm 75,8% tổng số lao động.
  • Thành thị có tỉ lệ lao động thấp hơn nhiều so với nông thôn, năm 2003 chiếm 24,2%.
  • Lao động nước ta có sự phân bố không đồng đều.

Giải thích:

  • Do đặc điểm và tính chất của nền kinh tế của nước ta là nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu, nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, việc cơ giới hoá nông nghiệp còn nhiều hạn chế nên vẫn còn sử dụng một lực lượng lao động đông. Do đó đa số người dân của nước ta vẫn phải sinh sống ở nông thôn – gắn với sản xuất nông nghiệp.
  • Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra nhanh , nhưng trình độ đô thị hoá còn thấp, quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá của đô thị vẫn còn đang tiếp diễn. Hơn nữa đa số các đô thị ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ… nên số lao động thành thị của nước ta vẫn còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số lao động của cả nước.

Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động nước ta:

  • Lực lượng lao động của nước ta còn có nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn và tay nghề, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Số lao động không qua đào tạo còn chiếm một tỉ lệ cao trong tổng số lao động, năm 2003 chiếm tới 78,8%.
  • Lực lượng lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm có 21,2%, thấp hơn nhiều lần tỉ lệ lao động không qua đào tạo.

Giải pháp để nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động nước ta.

  • Mở các trung tâm đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề ở các địa phương.
  • Tư vấn lao động và tìm kiếm việc làm cho người lao động.
  • Có kế hoạch đào tạo hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo, dạy nghề.

Câu 2: Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu...

Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta?

Trả lời:

Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.

  • Phần lớn lao động nước ta tập trung ở khu vực nông-lâm-ngư nghiệp. Nhưng đang có xu hướng giảm dần từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003 (giảm 11,9% ).
  • Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ còn chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng đang có xu hướng tăng dần. Công nghiệp và xây dựng tăng từ 11,2% (1989) lên 16,4% (2003); dịch vụ tăng từ 17,3% (1989) lên 24,0% (2003).

 =>Cơ cấu lao động nước ta đang có sự thay đổi tích cực, đang dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa.

Câu 3: Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào?

Trả lời:

Những giải pháp để giải quyết việc làm:

  • Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
  • Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. 
  • Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
  • Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?

Trả lời:

Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta là bởi vì:

  • Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị tương đối cao.
  • Năm 2005:
    • Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%
    • Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%
  • Mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

Câu 2: Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng...

Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

Trả lời:

Những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

  • Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999).
  • Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng( 440USD/ người/ năm - năm 2002)
  • Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn ( y tế, phúc lợi xã hội, nhà ở...)
  • Tuổi thọ bình quân tăng.
  • Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh được đẩy lùi....
  • Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống vẫn đang còn chênh lệch giữa các vùng nông thôn và thành thị , giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động....

Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng theo các thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó?

Bảng 4.1. CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Năm

Thành phần

1985

1990

1995

2002

Khu vực nhà nước

15,0

11,3

9,0

9,6

Các khu vực kinh tế khác

85,0

88,7

91,0

90,4

Trả lời:

Nhận xét:

  • Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta đang có sự chuyển dịch, thay đổi theo hướng:
    • Tỉ lệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước giảm trong giai đoạn 1985 – 1985 từ 15%(1985) xuống 9,0% (1995).
    • Tỉ lệ lao động trong khu vực kinh tế khác tăng về tỉ trọng từ 85%(1985) lên 91%(1995)
  • Đến giai đoạn 1995-2002 cơ cấu sử dụng lao động lại có sự thay đổi ngược lại, nhưng không nhiều. Đó là tỉ lệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước tăng 9%(1995) lên 9,6%(2002) còn các khu vực kinh tế khác giảm 91%(1995) xuống 90,4%(2002).

Ý nghĩa của sự thay đổi đó:

  • Tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay.
  • Góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp lớn ở nước ta hiện nay.
  • Nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nước ta.

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 9

Soạn bài địa lí lớp 9, giải địa lí lớp 9, làm bài tập bài thực hành địa lí 9. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 9. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.