Giải GDCD 9 bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân - trang 57 GDCD lớp 9. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 9 bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân nhé.


I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và cách tổ chức xã hội: Tham gia bàn bạc, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội.

2. Phương thức thực hiện:

  • Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội.
  • Gián tiếp: Thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

3. Ý nghĩa

  • Đảm bảo cho công dân có quyền làm chủ, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và quản lí  đất nước.
  • Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước , xã hội để đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

4. Điều kiện đảm bảo thực hiện:

  • Nhà nước:
    • Quy định bằng pháp luật
    • Kiểm tra, giám sát việc thực hiện
  • Công dân:
    • Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện
    • Nâng cao năng lực và tích cực tham gia thực hiện tốt.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự....

Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội ?

a) Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ;

b) Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ ;

c) Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân ;

d) Quyền được học tập ;

đ) Quyền khiếu nại, tố cáo ;

e) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ;

g)  Quyền tự do kinh doanh ;

h) Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.

Trả lời:

Quyền thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội:

a) Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ;

c) Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân ;

đ) Quyền khiếu nại, tố cáo ;

h) Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.

Câu 2: Em tán thành quan điểm nào dưới đây ? Vì sao ?

a) Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước ;

b) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người ;

c) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân.

Trả lời:

Em tán thành với quan điểm:

c) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân.

Vì: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước  và các tổ chức xã hội, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội.

Câu 3: Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước,....

Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội dưới đây, hình thức nào là trực tiếp, hình thức nào là gián tiếp ?

a) Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội ;

b) Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương ;

c)  Tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương ;

d)  Giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân địa phương ;

đ) Góp ý cho hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước trên báo, đài... ;

e) Kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Trả lời:

Hình thức gián tiếp:

đ) Góp ý cho hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước trên báo, đài... ;

e) Kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Hình thức trực tiếp:

a) Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội ;

b) Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương ;

c) Tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương ;

d) Giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân địa phương ;

Câu 4: Em cùng các bạn trong nhóm hãy thảo luận và góp ý kiến cho....

Em cùng các bạn trong nhóm hãy thảo luận và góp ý kiến cho nhà trường và Ban dân số, gia đình và trẻ em ở địa phương về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Ví dụ : Làm thế nào để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em ? Làm thế nào để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập ? Cần làm gì để xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học ?... (hay bất kì vấn đề nào em thấy là cần thiết và có ích cho trẻ em).

Trả lời:

Về khu vui chơi trẻ em: Hiện nay, các khu vui chơi của trẻ em ở các khu vực thành phố rấ ít. Vì vậy, tổ dân cư và phường nên có những kiến nghị lên cấp trên để trẻ em ngoài giờ học còn có chỗ vui chơi giải trí miễn phí chứ không phải là những trò mất tiền.

Hiện nay, việc học ở trường tương đối nặng. Học sinh phải học nhiều trong khi đó các hoạt động ngoại khóa lại rất ít. Vì vậy, ban giám hiệu nhà trường nên xem xét lại để làm sao vừa kết hợp việc học và vui chơi hiệu quả cho các em, có thể như tổ chức các cuộc thi rung chuông vàng, cuộc thi kiến thức, các chuyến đi dã ngoại thực tế…vừa giúp các em gắn kết lại với nhau vừa thoải mái đầu óc sau những giờ học căng thẳng.

Câu 5: Trong dịp tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục....

Trong dịp tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường, bạn Vân - một học sinh lớp 9, rất muốn tham gia ý kiến về các quyền của trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được tham gia góp ý kiến không ?

Theo em, Vân có được quyển tham gia góp ý kiến không ? Vì sao ? Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách nào ? Việc tham gia góp ý của Vân thể hiện quyền gì của công dân ?

Trả lời:

Theo em, bạn Vân vẫn được quyền tham gia đóng góp ý kiến vì bạn Vân là một công dân của nước Việt Nam, bạn ấy được hưởng các quyền cơ bản của công dân.

Để tham gia đóng góp ý kiến, Vân có thể tham gia bằng cách phát biểu trực tiếp ý kiến của mình tại buổi tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường.

Việc tham gia đóng góp ý kiến của Vân như vậy là thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Mà ở đây, cụ thể là vân đang đóng góp ý kiến cho Ban dân số, gia đình và trẻ em phường nơi Vân đang sinh sống.

Xem thêm lời giải Giải môn Giáo dục công dân lớp 9

Giải môn Giáo dục công dân lớp 9, soạn bài GDCD lớp 9, làm bài tập bài thực hành GDCD 9. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk GDCD lớp 9. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau để xem

Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.