Lý thuyết Biểu đồ cột kép Toán 6 Cánh diều

Lý thuyết Biểu đồ cột kép Toán 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Lý thuyết:

Để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép 2 biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép

1. Đọc biểu đồ cột kép

Biểu đồ cột kép được tạo thành khi ghép hai biểu đồ cột với nhau.

a) Cách đọc:

+ Nhìn theo một trục (ngang hoặc đứng) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.

+ Nhìn theo trục còn lại để đọc cặp số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.

+ Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.

- Biểu đồ cột kép dùng để so sánh từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.

+ So sánh hai cột khác màu trong cùng một nhóm.

+ So sánh các cột cùng màu với nhau.

b) Ví dụ

Cho hai biểu đồ cột ở Hình 1 và Hình 2 lần lượt biểu diễn điểm kiểm tra các môn của Mai và Tiến

Hình 1

 

Hình 2

 

Ghép hai cột trên với nhau thì được biểu đồ cột kép:

 

Biểu đồ trên cho thấy: Điểm ngữ văn của Tiến cao hơn Mai, điểm Toán của hai bạn bằng nhau, điểm Ngoại ngữ 1 của Mai cao hơn tiến

2. Vẽ biểu đồ cột kép

a) Cách vẽ biểu đồ

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và gọc vuông góc với nhau:

- Trục ngang: Ghi danh sách đối tượng thống kê.

- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi số ở các vạch chia

Bước 2: Vẽ các cột hình chữ nhật:

+ Tại vị trí ghi mỗi đối tượng trên trục ngang, vẽ hai cột hình chữ nhật:

- Sát cạnh nhau.

- Có cùng chiều rộng.

- Có chiều cao thể hiện hai loại số liệu của đối tượng đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.

+ Các cột thể hiện cùng một bộ dữ liệu của các đối tượng thường được tô chung một màu.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:

- Ghi tên biểu đồ

- Ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu có).

- Ghi chú thích cho 2 màu.

a) Ví dụ

Hãy vẽ biểu đồ cột ghép thể hiện điểm của các môn học của Tiến và Mai.

Môn

Ngữ văn

Toán

Ngoại ngữ 1

GDCD

Lịch sử và Địa lí

Khoa học tự nhiên

Tiến

7

8

5

6

8

5

Mai

5

8

8

6

5

8

 Bước 1: Vẽ hai trục ngang và gọc vuông góc với nhau

- Trục ngang: Ghi danh các môn học.

- Trục dọc: Chọn khoảng chia 1 cm.

Bước 2: Vẽ các cột hình chữ nhật:

+ Tại mỗi môn, vẽ hai cột hình chữ nhật:

- Sát cạnh nhau.

- Có cùng chiều rộng 0,5 cm.

- Chiều cao: Chẳng hạn, Môn ngữ văn của Tiến cao 7 và của Mai cao 5.

+ Tô màu:

- Màu xanh: Điểm của Tiến

- Màu cam: Điểm của Mai

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:

+ Tên biểu đồ: “Điểm của Tiến và Mai”.

+ Ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu có).

+ Ghi chú thích cho 2 màu:

- Màu xanh: Tiến

- Màu cam: Mai

Hình vẽ:

 

Xem thêm lời giải Toán lớp 6 - Cánh diều

Giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1, Tập 2 Cánh diều, giúp soạn toán 6 hay nhất đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức phần số học và hình học sách giáo khoa Toán lớp 6.

GIẢI TOÁN 6 TẬP 1 CÁNH DIỀU

GIẢI TOÁN 6 TẬP 2 CÁNH DIỀU

CHƯƠNG 1.SỐ TỰ NHIÊN

CHƯƠNG 2.SỐ NGUYÊN

CHƯƠNG 3. HÌNH HỌC TRỰC QUAN

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG 5. PHÂN SỐ VÀ SỐ THẬP PHÂN

CHƯƠNG 6. HÌNH HỌC PHẲNG

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm