Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì mà nó có
Đề bài
Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó phải làm như thế nào thì nó sẽ được trở thành như thế ấy, và nó phải tự làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra". Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Lời giải chi tiết
Khi đứng trước một tấm gương, nhìn vào đó ta sẽ thấy bản thân mình mà không phải là một ai khác, ta thấy hình bóng của mình không sai lệch. Nhưng nếu trước mặt ta không phải là một tấm gương kính mà là tấm gương cuộc đời thì liệu soi vào ta có thấy chính xác bản thân mình hay không? Hay ta sẽ chỉ thấy một cái bóng mờ mờ giữa những cái bóng khác? Hay là khi bước vào cuộc đời, chợt nhìn lại, ta thấy mình đổi thay đến chính bản thân mình cũng khó mà nhận ra? Nếu như vậy thật thì vô tình cuộc sống của ta không còn thuộc về chúng ta nữa. Suy nghĩ về điều này, một nhà triết học nhận định: "Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thủa lọt lòng thì chăng là gì cả. Nó phải làm như thế nào thì nó sẽ được trỏ thành như thế ấy, nó phải tự làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do tôi làm ra". Câu triết lí đã gợi ra trong ta những suy nghĩ về cách sống chính mình.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng. Dù tạo hoá dành cho muôn loài (trong đó có con người) hai chữ "bản năng" nhưng "Mỗi con vật khi sinh ra là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gi cả". Con vật đã có thể trở nên rất hoàn thiện sau khi ra đời. Những kì diệu nó được hưởng sẽ tồn tại với nó mãi mãi, không hề thay đổi: kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh con đẻ cái,... Nó có thể tồn tại chỉ với chừng ấy thứ nó từ tạo hoá. Còn con người thì không thể. Khi sinh ra, con người chỉ đơn giản mang một hình hài nhỏ bé, yếu ớt. Con người thể chất đầy đủ nhưng con người xã hội thì không. Nó đồng nghĩa với việc ta không thể sống nếu chỉ giữ riêng những thứ tạo hoá ban cho. Con người có một phương tiện khác để tồn có một sức mạnh kì diệu khác để sống. Đó là khả năng tư duy, suy nghĩ, tự mình đi theo một con đường riêng, tự hoàn thiện mình. Nếu như cuộc sống của loài vật là do tạo hoá quyết định thì cuộc sống của mỗi người hoàn nằm trong tay người đó. Mỗi việc làm của ta đều là một viên gạch - dù lớn hay nhỏ - xây dựng con đường sống cho mình. "Nó phải làm như thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy. Tôi chỉ là kẻ do chính tôi tạo ra" - tư tưởng chung của câu nói là phẩm chất, nhân cách của con người hoàn toàn do chính con người tạo nên.
Lớn lên đồng thời trong hai môi trường tự nhiên và xã hội, con người có đủ điều kiện để tự hoàn thiện. Môi trường tự nhiên nuôi lớn ta về thể chất, nhưng nuôi lớn về tinh thần thì không gì khác ngoài môi trường xã hội. Nếu môi trường tự nhiên như một người mẹ chăm sóc cho ta giấc ngủ, bữa ăn thì môi trường xã hội lại như một người cha nghiêm khắc cho ta thấy rõ sự phức tạp của cuộc sống. Không phủ nhận sự quan trọng của hai môi trường ấy nhưng cũng như người cha, người mẹ không thể theo ta suốt đời, môi trường xã hội và tự nhiên không hoàn toàn quyết định bản thân ta sống ra sao, ta đi lối nào, ta nhìn đời bằng con mắt màu gì... Cớ sao cậu học trò An Kim Bằng sống trong hoàn cảnh khổ cực tưởng đến gục ngã lại là người mang niềm tự hào về cho cá đất nước Trung Hoa khi giành huy chương Vàng tại kỳ thi IMO (Olympic toán quốc tế) 1997? Điều này có thuộc về lí do môi trường sống hay không khi những điều cậu nhận được hoàn toàn trái ngược với hoàn cảnh của cậu. Cớ sao những con người sống nơi giàu sang, có điều kiện xây một bức tường nhân cách vững chắc bao quanh mình thì lại chỉ xây được những cái vách rách nát?
Họ ích kỉ, họ đua đòi, họ toan tính... Câu trả lời nằm trong cách sống của mỗi người mà thôi. Họ "làm như thế nào" thì họ "sẽ được trở thành như thế ấy”.
Nhân cách hình thành từ khi ta tô màu cho nhũng gì ta nhìn thấy bằng của ánh mắt trân trọng cuộc sống, mong được sống chứ không tồn tại hời hợt. Nó phát triển khi ta hiểu những việc mình làm là đúng hay sai, ta biết phải sàng lọc ra sao để những điều tốt đẹp trong nhân cách không bị mai một và hạn chế dần những mặt tiêu cực. Nó sẽ được nâng cao khi ta biết nhào nặn những suy nghĩ ấy thành những hành động đúng. Khó có thể nói hành trình hoàn thiện nhân cách của con người đến khi nào thì dừng lại. Có khi chỉ một giây phút sao nhãng đủ khiến ta lầm lạc để rồi phải mất cả cuộc đời để tìm lại chính mình. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở con người đòi hỏi ở bản thân rất nhiều nghị lực và sự cố gắng. Vì chỉ có tự đôi chân của mình đưa mình đến với nhân cách. Bạn không nên mong có ai đó cõng bạn đến hay chờ đợi một phương tiện hiện đại đưa bạn đến với nhân cách, cũng không có một con đường tắt nào để đi tới nhân cách... Tới nhân cách chi có một đường là tự mình cố gắng mà thôi.
Nói như vậv không có nghĩa là ta chỉ biết đến mình, "Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất" (Xuân Diệu). Vai trò của bản thân mỗi người là quyết định “ việc hình thành nhân cách, thế nhưng ta cũng phải biết lắng nghe mọi người xung quanh. Chỉ nhằm theo một con đường mình vạch ra chưa hẳn đã là đúng đắn bởi chúng ta không ai có thể sống một mình. Chúng ta sông trong cộng đồng xã hội với những mối quan hệ nhiều chiều và phức tạp ("Con người là một động vật xã hội" – C.Mác). Nêu chỉ nghĩ đến mình và chỉ sống cho mình bạn sẽ tự tách mình ra khỏi cuộc sống hay tự làm mình thiệt thòi khi không có sự quan tâm của mọi người xung quanh. Bởi thế, sống dung hoà nhưng không làm mất đi vai trò của mình đối với mình cũng là một điều rất cần thiết hoàn thiện nhân cách.
Tin vào mình là việc làm cần thiết. Đặng Lê Nguyên Vũ - Tổng giám đốc Công ty cà phê Trung Nguyên nổi tiếng là người cho ta bài học về niềm tin. Khi thây người cha mình bệnh tật mà không có tiền chữa trị, Đặng Lê Nguyên Vũ khi đó mới mười sáu tuổi đã tự nhủ: "một ngày ta sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình". Niềm tin đó đã đưa chàng sinh viên y khoa trở thành một doanh nhân thành đạt như hiện nay. Nhân cách của con người này đã thế hiện qua việc không gục ngã trước những sóng gió của cuộc đời, có niềm tin vững chắc ở bản thân mình.
Câu chuyện về Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi khi còn nhỏ đã làm đèn đoa đóm để học vào mỗi tối vẫn là một bài học sâu sắc cho việc kiên trì, bền bỉ vượt khó trong học tập. Đó cũng là bài học cho chúng ta trên hành trình hoàn thiện nhân cách và cũng thể hiện rất rõ sự cố gắng, trách nhiệm của bản thân mình đối với tương lai của chính mình.
Câu nói của triết gia thực sự gợi ra nhiều điều hơn là bản thân câu chữ. Nó đồng thời động viên con người tin vào mình và đòi hỏi trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân mình. Việc ta có trách nhiệm với bản thần mình không phải là ích kỉ, không phải là tách mình khỏi thế giới xung quanh. Ta tự hoàn nhân cách cảua mình chính là góp phần làm cho xã hội ngày càng trở nên đẹp hơn.
Tự hoàn thiện chính mình là con đường dài nhưng không có nghĩa là ta không thể làm được. Cuộc sống nằm trong tay ta, do ta quyết định thì tại sao ta không làm cho nó trở nên tốt đẹp? Khi cánh cửa cuộc sống mở ra cho ta bắt đầu hành trình tự hoàn thiện thì còn chần chừ gì nữa mà không sẵn sàng bước đi để cho chính mình và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn?.
Đinh Thị Minh Ngọc
(Trường THPT Trương Định - Hà Nội)
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Nghị luận xã hội về lý tưởng sống
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Nhà sư phạm nổi tiếng V.A. Xu-khôm-lin-xki có viết: "Niềm tin và thế giới xúc cảm của con người có đạo đức đúng đắn, tâm hồn đẹp đẽ được xây dựng trên cơ sở khinh bỉ những điều không xứng đáng..." - Ngữ Văn 12
- 👉 Nghị luận xã hội: Hãy sống trọn vẹn nhất
- 👉 Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng - Ngữ Văn 12
- 👉 "Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường". Suy nghĩ về câu nói trên - Ngữ Văn 12
- 👉 Nghị luận xã hội về nghị lực sống của con người
- 👉 Nghị luận xã hội vể lòng kiên nhẫn
- 👉 Nghị luận xã hội về câu tục ngữ "Có chí thì nên"
- 👉 Bàn về lòng dũng cảm - Ngữ Văn 12
- 👉 Nghị luận xã hội về sống có ích
- 👉 Nghị luận xã hội về lòng yêu nước
- 👉 Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về câu nói sau đây của Virgile: "Cái gì cũng nhàm chán cả trừ học hỏi" - Ngữ Văn 12
- 👉 Bình luận câu nói nổi tiếng của nhà đại văn hào nước Nga L.Tôn-xtôi: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống" - Ngữ Văn 12
- 👉 Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức
- 👉 Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tường thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người - Ngữ Văn 12
- 👉 Nghị luận xã hội: Trình bày ý kiến của anh/ chị về nhận định của Unesco
- 👉 Anh (chị) nghĩ gì về hạnh phúc? - Ngữ Văn 12
- 👉 Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng
- 👉 Nghị luận xã hội về niềm tin trong cuộc sống
- 👉 Anh (chị) suy nghĩ gì về câu nói của Nguyễn Bá Học - Ngữ Văn 12
- 👉 Nghị luận xã hội về tính tự lập
- 👉 Nghị luận xã hội về: "Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất"
- 👉 Nghị luận xã hội về sống có trách nhiệm
- 👉 Nghị luận: "Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp" - Ngữ Văn 12
- 👉 Nghị luận xã hội về đức tính chăm chỉ
Xem thêm lời giải Văn mẫu 12
Nghị luận xã hội lớp 12
- 👉 Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- 👉 Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- 👉 Nghị luận vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
- 👉 Viết bài tập làm văn số 1: Nghị luận xã hội
- 👉 Viết bài tập làm văn số 2: Nghị luận xã hội
- 👉 Viết bài tập làm văn số 3: Nghị luận văn học
Nghị luận văn học lớp 12
- 👉 Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
- 👉 Tây Tiến - Quang Dũng
- 👉 Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
- 👉 Đất nước - Nguyễn Đình Thi
- 👉 Sóng - Xuân Quỳnh
- 👉 Đàn ghita của Lorca - Thanh Thảo
- 👉 Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
- 👉 Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- 👉 Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
- 👉 Vợ nhặt - Kim Lân
- 👉 Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- 👉 Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
- 👉 Dọn về làng - Nông Quốc Chấn
- 👉 Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- 👉 Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
- 👉 Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
- 👉 Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
- 👉 Thuốc - Lỗ Tấn
- 👉 Số phận con người - Sô-lô-khốp
- 👉 Ông già và biển cả - Hê-minh-uê
Xem Thêm
Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 12
- SBT Toán lớp 12 Nâng cao
- SBT Toán 12 Nâng cao
- SGK Toán 12 Nâng cao
- SBT Toán lớp 12
- SGK Toán lớp 12
Vật Lý
- SBT Vật lí 12 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 12 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 12
- SGK Vật lí lớp 12
- Giải môn Vật lí lớp 12
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12
- SBT Hóa học 12 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 12
- SGK Hóa lớp 12
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
- Soạn văn 12
- SBT Ngữ văn lớp 12
- Luyện dạng đọc hiểu
- Văn mẫu 12
- Soạn văn 12 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 12
- Soạn văn 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn 12
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12
- Giải môn Sinh học lớp 12
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 12 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 12
- Ngữ pháp Tiếng Anh
- SGK Tiếng Anh 12
- SBT Tiếng Anh lớp 12 mới
- SGK Tiếng Anh 12 Mới