Ngày xưa trong sách xử thế, có người cho rằng "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau". Hãy bày tỏ ý kiến của em về cách xử thế qua câu tục ngữ đó
Bài làm:
Ca dao tục ngữ được hình thành trong dân gian qua nhiều thế hệ nhân dân truyền dạy cho nhau hoặc cho đời sau những đạo lý, những kinh nghiệm sống để thích nghi với thiên nhiên, hòa hợp với xã hội, để đối nhân xừ thế. “Ãn cỗ đi trước, lội nước theo sau” cũng nhằm mục đích ấy. Tuy vậy, ta hãy xét xem ý nghĩa và giá trị tinh thần câu tục ngữ này như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng xã hội chúng ta.
“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất sẽ an toàn hoặc không gặp quá nhiều rủi ro.
Những câu tục ngữ còn có nghĩa xa hơn là khi có những điều lợi lộc, những dịp may mắn cần phải nhanh hơn người để nắm bắt thời cơ cho mình. Khi có những việc khó khăn, nặng nhọc, hiểm nguy cho đồng bào, cho xã hội thì cứ chờ hoặc đùn đẩy cho những người khác đi trước xông pha, gánh chịu, mình cứ tà tà đi sau để tránh tổn thất cho bản thân. Nói tóm lại đây là câu nói chỉ sự khôn, dại, cái mánh khóe ở đời.
Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dặn dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vì nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẫn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" đã lộ rõ bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.
Câu tục ngữ có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, cơ hội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Tư tưởng ấy thật trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Tục ngữ Việt Nam có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ đó
- 👉 Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Anh (chị) hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy giải thích và chứng minh.
- 👉 Từ lời nhắn nhủ của cha ông ta “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”, anh (chị) hãy viết một bài văn bày tỏ thái độ của mình trước những mảnh đời bất hạnh và đói nghèo còn tồn tại trong xã hội ta
- 👉 Bài 1: Từ lời nhắn nhủ của cha ông ta “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”, hãy bày tỏ thái độ của mình trước những mảnh đời bất hạnh và đói nghèo còn tồn tại trong xã hội ta
- 👉 Anh (chị) suy nghĩ gì về tác dụng của việc đọc sách
- 👉 Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa
- 👉 Hãy viết bài văn về lòng dũng cảm
- 👉 Hãy bình luận câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen
- 👉 Em hiểu và nghĩ gì về câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành
- 👉 Nghị luận xã hội “Đức tính khiêm tốn”
- 👉 Bình luận câu nói: Cái khó bó cái khôn
- 👉 Viết một văn bản nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ về lòng vị tha
- 👉 Vận dụng kiến thức đã học về văn nghị luận, hãy viết bài phân tích ý nghĩa cao đẹp của tình bạn trong thời đại mới
- 👉 Nghị luận xã hội Lòng khoan dung
- 👉 Em hiểu gì về câu nói: Cái khó bó cái khôn
- 👉 Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng có lúc lại khẳng định: Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ đó có chỗ nào mâu thuẫn nhau? Ở mỗi câu tục ngữ có điểm nào đúng, điểm nào chưa đúng?
- 👉 Trong bài Chí mạo hiểm, Nguyễn Bá Học có viết: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Em hãy giải thích và phát biểu suy nghĩ về tư tưởng này
- 👉 Anh (chị) hãy viết một bài văn nói về sự thành công theo cảm nhận của riêng mình
- 👉 Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Em hãy giải thích câu nói trên
- 👉 Nghị luận về câu ‘học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”
- 👉 Anh (chị) hãy nói về sự thành công theo cảm nhận của riêng mình
- 👉 Hãy giải thích câu nói sau đây của nhà văn Pháp Đi-đơ-rô: Nếu không có mục đích, anh không làm được cái gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường
- 👉 Nghị luận xã hội “suy nghĩ về bản chất của thành công”
- 👉 Trình bày quan niệm về nội dung của câu ngạn ngữ phương Tây: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi