Phân tích đoạn thơ "Những đường Việt Bắc của ta,...Đèn pha bật sáng như ngày mai lên"
Đề bài
Phân tích đoạn thơ "Những đường Việt Bắc của ta,...Đèn pha bật sáng như ngày mai lên".
Lời giải chi tiết
I. MỞ BÀI
Việt Bắc không chỉ là khúc ca ân tình mà còn là bản tổng kết bằng thơ mười lăm năm cách mạng. Bên cạnh những đoạn thơ trữ tình ngọt ngào, ta lại gặp những khúc anh hùng ca tràn đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta, mà tiêu biểu là bức tranh Việt Bắc ra quân (Ghi lại tám câu thơ đề bài).
II. THÂN BÀI
Bức tranh Việt Bắc ra quân đã được Tố Hữu miêu tả thật là hoành tráng, với hào khí ngất trời của những con người mới xuất quân mà như đã cầm chắc chiến thắng irong tay.
1. Nét tả khái quát (câu 1, 2)
Tác giả tả con đường ra trận nhưng là để nói lên khí thế dũng mãnh của những người ra trận:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Tưởng như mặt đất cũng đang chuyển động dưới bàn chân những người chiến sĩ trong một cuộc ra quân vĩ đại từ khắp các ngả đường của căn cứ địa cách mạng.
2. Hình ảnh đoàn quân (câu 3, 4)
Hình ảnh "quân đi" rất đẹp, đẹp trong đội ngũ điệp điệp trùng trùng như một sức mạnh vô tận, đẹp trong "ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” gợi nhớ hình ảnh đầu súng trăng treo trong thơ Chính Hữu. Cái ánh sao ở đây vừa như gần gũi thân quen với mũ nan của anh, lại như rực sáng lí tưởng trên đầu mũi súng người lính. Một hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.
3. Hình ảnh đoàn dần công (câu 5, 6)
Hai câu 5, 6 là hình ảnh những đoàn dân công phục vụ tiền tuyến:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ban ngày là của địch nhưng ban đêm là của ta. Hình ảnh những đoàn dân công đỏ đuốc đi trong đêm là đúng với hiện thực. Nhưng với ánh đuốc đỏ rực ấy cùng với muôn tàn lửa bay thì lại càng lãng mạn biết bao. Có khác gì một hội hoa đăng! Còn bước chân nát đá là bước chân của những con người đạp bằng mọi chông gai để đi tới. Lấy ý từ câu ca dao “trông cho chân cứng đá mềm", Tố Hữu đã sáng tạo nên một hình ảnh thơ vừa quen thuộc vừa mới lạ để ngợi ca sức mạnh của những con người chiến thắng.
4. Hình ảnh đoàn xe (câu 7, 8)
Hai câu cuối là hình ảnh những đoàn xe ra trận mà đèn pha bật sáng quét sạch màn sương đêm dày thăm thẳm của núi rừng Việt Bắc. Rất hiện thực mà rất lãng mạn. Đằng sau cái nghĩa thực, câu thơ còn mang nghĩa bóng tượng trưng trong một hình ảnh lạc quan phơi phới:
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Ngày mai đã lên từ ưong đêm dày thăm thẳm nhờ đèn pha bật sáng, nhờ sức người toả sáng. Bởi họ đã cầm chắc chiến thắng trong tay ngay từ khi mới xuất quân. Câu thơ để lại nhiều dư vị, dư vang về một cảnh ra quân hoành , đầy hào khí.
III. KẾT BÀI
Chỉ tám câu thơ, Tố Hữu đã dựng nên bức tranh Việt Bắc ra quân thật đẹp.
Bức tranh không chỉ làm sống dậy những ngày tháng hào hùng của quân dân ta trên căn cứ địa thần thánh, mà còn đem đến cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc.
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Việt Bắc
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ: "Ta về, mình có nhớ ta... ân tình thủy chung" trong bài Việt Bắc
- 👉 Phân tích 12 câu trong đoạn 3 bài thơ Việt Bắc
- 👉 Phân tích đoạn thơ sau: "Những đường Việt Bắc của ta...Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng" trong bài Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Cảm nhận về đoạn thơ sau: "Ta về mình có nhớ ta…Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung" trong bài Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Phân tích đoạn thơ: "Ta về, mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" trong bài Việt Bắc
- 👉 Phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc
- 👉 Cho hai đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc, đoạn 1 thường được coi là bức tranh tứ bình của bài thơ Việt Bắc, còn đoạn 2 là bức tranh Việt Bắc ra trận. Hãy phân tích và so sánh vẻ đẹp của hai bức tranh ấy.
- 👉 Phân tích ý nghĩa của cách xưng hô “Mình – Ta” trong bài Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc và Tây Tiến
- 👉 Phân tích đoạn trích “Ta về mình có nhớ ta …… Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung ”
- 👉 Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu
- 👉 Phân tích bài Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Phân tích 8 câu thơ đầu của bài Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Cảm nhận 10 câu đầu bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc - Tố Hữu: "Ta về mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"
- 👉 Cảm nhận về đoạn trích "Mình về mình có nhớ ta, ...Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa"
- 👉 Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
- 👉 Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Bức tranh tứ bình trong bài Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Cảm nhận về khổ 10 trong bài Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Phân tích 12 câu thơ trong khổ 3 của bài Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Bức tranh “Việt Bắc ra quân” là một bức tranh hùng tráng, tràn đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta
- 👉 Phân tích đoạn thơ sau: “Mình về mình có nhớ ta…Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” trong bài Việt Bắc - Tố Hữu
Lý thuyết:
Xem thêm lời giải Văn mẫu 12
Nghị luận xã hội lớp 12
- 👉 Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- 👉 Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- 👉 Nghị luận vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
- 👉 Viết bài tập làm văn số 1: Nghị luận xã hội
- 👉 Viết bài tập làm văn số 2: Nghị luận xã hội
- 👉 Viết bài tập làm văn số 3: Nghị luận văn học
Nghị luận văn học lớp 12
- 👉 Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
- 👉 Tây Tiến - Quang Dũng
- 👉 Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
- 👉 Đất nước - Nguyễn Đình Thi
- 👉 Sóng - Xuân Quỳnh
- 👉 Đàn ghita của Lorca - Thanh Thảo
- 👉 Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
- 👉 Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- 👉 Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
- 👉 Vợ nhặt - Kim Lân
- 👉 Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- 👉 Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
- 👉 Dọn về làng - Nông Quốc Chấn
- 👉 Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- 👉 Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
- 👉 Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
- 👉 Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
- 👉 Thuốc - Lỗ Tấn
- 👉 Số phận con người - Sô-lô-khốp
- 👉 Ông già và biển cả - Hê-minh-uê
Xem Thêm
Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 12
- SBT Toán lớp 12 Nâng cao
- SBT Toán 12 Nâng cao
- SGK Toán 12 Nâng cao
- SBT Toán lớp 12
- SGK Toán lớp 12
Vật Lý
- SBT Vật lí 12 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 12 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 12
- SGK Vật lí lớp 12
- Giải môn Vật lí lớp 12
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12
- SBT Hóa học 12 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 12
- SGK Hóa lớp 12
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
- Soạn văn 12
- SBT Ngữ văn lớp 12
- Luyện dạng đọc hiểu
- Văn mẫu 12
- Soạn văn 12 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 12
- Soạn văn 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn 12
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12
- Giải môn Sinh học lớp 12
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 12 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 12
- Ngữ pháp Tiếng Anh
- SGK Tiếng Anh 12
- SBT Tiếng Anh lớp 12 mới
- SGK Tiếng Anh 12 Mới