Phương pháp giải một số dạng bài tập lý thuyết về tính chất và dãy điện hóa kim loại
Lý thuyết:
Dạng 1: Lý thuyết về tính chất của KL
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại như sau :
(I) : Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng.
(II) : Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
(III) : Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể.
(IV) : Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do sức hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và các electron tự do.
Những phát biểu nào đúng ?
A. Chỉ có I đúng
B. Chỉ có I, II đúng.
C. Chỉ có IV sai.
D. Cả I, II, III, IV đều đúng.
Hướng dẫn giải chi tiết
Dựa vào tính chất của KL đã được học trong SGK, thì cả 4 phát biểu trên đều đúng.
Đáp án D.
Ví dụ 2: Kim loại có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Nguyên nhân của những tính chất vật lí chung của kim loại là do trong tinh thể kim loại có
A. nhiều electron độc thân.
B. các ion dương chuyển động tự do.
C. các electron chuyển động tự do.
D. nhiều ion dương kim loại.
Hướng dẫn giải chi tiết
Nguyên nhân gây nên tính chất vật lý chung của kim loại là do các electron chuyển động tự do
Đáp án C.
Ví dụ 3: Phát biểu nào sau đây là phù hợp với tính chất hoá học chung của kim loại ?
A. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion âm.
B. Kim loại có tính oxi hoá, nó bị oxi hoá thành ion dương.
C. Kim loại có tính khử, nó bị oxi hoá thành ion dương.
D. Kim loại có tính oxi hoá, nó bị khử thành ion âm.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử, nó bị OXH thành ion dương
Đáp án C.
Ví dụ 4: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là :
A. vôi sống.
B. cát.
C. muối ăn.
D. lưu huỳnh.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Do lưu huỳnh có khả năng tác dụng với thủy ngân ngay ở nhiệt độ thường nên người ta hay sử dụng chất này để thu hồi thủy ngân:
Hg + S → HgS
Đáp án D
Dạng 2: Lý thuyết về dãy điện hóa KL và pin điện hóa
* Một số lưu ý cần nhớ:
- Dãy điện hóa của kim loại là một dãy các cặp OXH – Khử sắp xếp theo chiều tăng dần tính OXH của ion kim loại và giảm dần tính khử của nguyên tử kim loại.
Ví dụ:
2Ag+ + Cu → Cu2+ + 2Ag
Chất oxi hoá mạnh + Chất khử mạnh → Chất oxi hoá yếu + Chất khử yếu
- Cấu tạo pin điện hóa:
VD: Xét pin điện hóa Zn|Cu gồm có:
Cực anot (cực âm) xảy ra quá trình OXH:
Zn → Zn+2 +2e
Cực catot (cực dương) xảy ra quá trình khử:
Cu+2 + 2e → Cu
=> Ta có phương trình hóa học điễn ra trong pin điện hóa:
Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
* Lưu ý: Trong pin điện hóa, kim loại mạnh hơn sẽ là cực âm, kim loại còn lại sẽ là cực dương.
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: : Trong pin điện hoá Zn – Cu, phản ứng hoá học nào xảy ra ở điện cực âm ?
A. Cu → Cu2+ + 2e.
B. Cu2+ + 2e → Cu.
C. Zn2+ + 2e → Zn.
D. Zn → Zn2+ + 2e.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Cực âm (anot) là nơi diễn ra quá trình OXH của kim loại có tính khử mạnh
=> phản ứng hóa học diễn ra ở cực âm trong pin là: Zn ® Zn2+ + 2e.
Đáp án D.
Ví dụ 2: Pin điện hoá được tạo thành từ các cặp oxi hoá khử sau đây : Fe2+/Fe và Pb2+/Pb ; Fe2+/Fe và Zn2+/Zn ; Fe2+/Fe và Sn2+/Sn ; Fe2+/Fe và Ni2+/Ni. Số trường hợp sắt đóng vai trò cực âm là :
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Cặp OXH/Khử mà Fe đóng vai trò cực âm là cặp mà Fe có tính khử mạnh hơn kim loại còn lại.
=> Các cặp phù hợp là: Fe2+/Fe và Pb2+/Pb; Fe2+/Fe và Sn2+/Sn ; Fe2+/Fe và Ni2+/Ni.
Đáp án B.
Ví dụ 3: Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Cu – Ag, nồng độ của các ion trong dung dịch biến đổi như thế nào ?
A. Nồng độ của ion Ag+ tăng dần và nồng độ của ion Cu2+ tăng dần.
B. Nồng độ của ion Ag+ giảm dần và nồng độ của ion Cu2+ giảm dần.
C. Nồng độ của ion Ag+ giảm dần và nồng độ của ion Cu2+ tăng dần.
D. Nồng độ của ion Ag+ tăng dần và nồng độ của ion Cu2+ giảm dần.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Xét pin điện hóa Cu – Ag
Tại cực âm: Cu → Cu+2 + 2e
Tại cực dương: Ag+ + 1e → Ag
=> Phương trình hóa học diễn ra trong pin này là:
Cu + 2Ag+→ Cu2+ + 2Ag
=> Nồng độ của ion Ag+ giảm dần và nồng độ của ion Cu2+ tăng dần.
Đáp án C.
Ví dụ 4: Cho các phản ứng hóa học sau :
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Nhận xét nào sau đây sai ?
A. Tính khử của Fe mạnh hơn Cu.
B. Tính oxi hóa của Fe3+ mạnh hơn Cu2+.
C. Tính oxi hóa của Fe2+ yếu hơn Cu2+.
D. Tính khử của Cu yếu hơn Fe2+.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
=> Fe có tính khử mạnh hơn Cu => A đúng
=> Cu2+ có tính OXH mạnh hơn Fe2+ => C đúng
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
=> Cu có tính khử mạnh hơn Fe2+ => D sai
=> Fe3+ có tính OXH mạnh hơn Cu2+ => B đúng
Đáp án D.
Ví dụ 5 : Ngâm bột Fe vào các dung dịch muối riêng biệt Fe3+, Zn2+, Cu2+, Pb2+, Mg2+, Ag+. Số phản ứng xảy ra là :
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Hướng dẫn giải chi tiết :
Theo dãy cặp OXH – Khử , Fe có thể phản ứng được với các ion : Fe3+, Cu2+, Pb2+, Ag+
Đáp án A
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Bài 18. Tính chất của kim loại. Dãy điện hoá của kim loại
Xem thêm lời giải SGK Hóa lớp 12
CHƯƠNG 1. ESTE - LIPIT
- 👉 Bài 1. Este - Hóa học 12
- 👉 Bài 2. Lipit - Hóa học 12
- 👉 Bài 3. Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
- 👉 Bài 4. Luyện tập este và chất béo
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 – Hóa học 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút - Chương 1 – Hóa học 12
CHƯƠNG 2. CACBOHIDRAT
- 👉 Bài 5. Glucozơ - Hóa học 12
- 👉 Bài 6. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ
- 👉 Bài 7. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat
- 👉 Bài 8. Thực hành: Điều chế, tính chất hóa học của este và cacbohiđrat
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hoá học 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút - Chương 2 – Hóa học 12
Đề kiểm tra giữa học kì - Hóa học 12
CHƯƠNG 3. AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN
- 👉 Bài 9. Amin
- 👉 Bài 10. Amino axit
- 👉 Bài 11. Peptit và protein
- 👉 Bài 12. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 – Hóa học 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút - Chương 3 – Hóa học 12
CHƯƠNG 4. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
- 👉 Bài 13. Đại cương về polime
- 👉 Bài 14. Vật liệu polime
- 👉 Bài 15. Luyện tập: Polime và vật liệu polime
- 👉 Bài 16. Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút – Chương 4 – Hóa học 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút - Chương 4 – Hóa học 12
CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
- 👉 Bài 17. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
- 👉 Bài 18. Tính chất của kim loại. Dãy điện hoá của kim loại
- 👉 Bài 19. Hợp kim
- 👉 Bài 20. Sự ăn mòn kim loại
- 👉 Bài 21. Điều chế kim loại
- 👉 Bài 22. Luyện tập: Tính chất của kim loại
- 👉 Bài 23. Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
- 👉 Bài 24. Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 – Hóa học 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút - Chương 5 – Hóa học 12
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM
- 👉 Bài 25. Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
- 👉 Bài 26. Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
- 👉 Bài 27. Nhôm và hợp chất của nhôm
- 👉 Bài 28. Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
- 👉 Bài 29. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
- 👉 Bài 30. Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 – Hóa học 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 6 – Hóa học 12
CHƯƠNG 7. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG
- 👉 Bài 31. Sắt
- 👉 Bài 32. Hợp chất của sắt
- 👉 Bài 33. Hợp kim của sắt
- 👉 Bài 34. Crom và hợp chất của Crom
- 👉 Bài 35. Đồng và hợp chất của đồng
- 👉 Bài 36. Sơ lược về Niken, Kẽm, Chì, Thiếc
- 👉 Bài 37. Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt
- 👉 Bài 38. Luyện tập: Tính chất hóa học của Crom, đồng và hợp chất của chúng
- 👉 Bài 39. Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 7 – Hóa học 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 7 – Hóa học 12
CHƯƠNG 8. PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
- 👉 Bài 40. Nhận biết một số ion trong dung dịch
- 👉 Bài 41. Nhận biết một số chất khí
- 👉 Bài 42. Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 8 – Hóa học 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 8 – Hóa học 12
CHƯƠNG 9. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG - HÓA 12
- 👉 Bài 43. Hóa học và vấn để phát triển kinh tế
- 👉 Bài 44. Hóa học và vấn đề xã hội
- 👉 Bài 45. Hóa học và vấn đề môi trường
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 9 – Hóa học 12
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 12
Xem Thêm
Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 12
- SBT Toán lớp 12 Nâng cao
- SBT Toán 12 Nâng cao
- SGK Toán 12 Nâng cao
- SBT Toán lớp 12
- SGK Toán lớp 12
Vật Lý
- SBT Vật lí 12 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 12 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 12
- SGK Vật lí lớp 12
- Giải môn Vật lí lớp 12
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12
- SBT Hóa học 12 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 12
- SGK Hóa lớp 12
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
- Soạn văn 12
- SBT Ngữ văn lớp 12
- Luyện dạng đọc hiểu
- Văn mẫu 12
- Soạn văn 12 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 12
- Soạn văn 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn 12
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12
- Giải môn Sinh học lớp 12
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 12 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 12
- Ngữ pháp Tiếng Anh
- SGK Tiếng Anh 12
- SBT Tiếng Anh lớp 12 mới
- SGK Tiếng Anh 12 Mới