Phương pháp giải một số dạng bài tập về chất
Lý thuyết:
Dạng 1
Phân biệt chất và vật thể
* Một số lưu ý cần nhớ:
Tất cả những gì thấy được đều là vật thể được chia thành 2 loại: + Vật thể tự nhiên: người, cây cối, động vật, ... + Vật thể nhân tạo: quần áo, sách vở, phương tiện giao thông, ... Chất là thành phần cấu tạo nên vật thể. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất. VD: Chiếc đinh được làm bằng sắt. Sắt là chất làm nên cái đinh. Viên kẹo được làm từ đường. Đường là chất làm nên viên kẹo. |
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Có các vật thể sau: quả chuối, cái đinh, khí quyển, cái bát, bình hoa, ô tô, cây đào tiên. Số vật thể tự nhiên là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Vật thể tự nhiên là những vật thể không do con người tạo nên
Các vật thể tự nhiên ở đây là: quả chuối, khí quyển, cây đào tiên.
Đáp án C
Ví dụ 2: Có các vật thể như sau: xe đạp, máy bay, biển, con hổ, bình hoa, bút chì. Số vật thể nhân tạo là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Hướng dẫn giải chi tiết
Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tao nên.
Các vật thể nhân tạo ở đây là: xe đạp, máy bay, bình hoa, bút chì.
Đáp án A
Ví dụ 3: Mọi vật thể được tạo nên từ:
A. Vật chất
B. Chất
C. Chất liệu
D. Vật liệu
Hướng dẫn giải chi tiết
Mọi vật thể được tạo nên từ chất
Đáp án B
Ví dụ 4: Quan sát kỹ một chất có thể biết được:
A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
B. Trạng thái, màu sắc.
C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
D. Tính tan trong nước, khối lượng riêng.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Quan sát kỹ một chất có thể biết được trạng thái, màu sắc
Đáp án B
Dạng 2
Bài tập tách chất ra khỏi hỗn hợp
* Một số lưu ý cần nhớ:
- Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác (tạp chất). Mỗi chất tinh khiết có những tính chất vật lý và hóa học xác định. - Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Để tách chất ra khỏi hỗn hợp ta có thể dựa sự khác nhau của tính chất vật lý của các chất có trong hỗn hợp - Phương pháp lọc: Dùng để tách các chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng - Phương pháp cô cạn: Dùng để tách các chất tan rắn (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi hỗn hợp chất lỏng - Phương pháp chưng cất phân đoạn: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nhờ vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi - Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất ra khổi hỗn hợp lỏng không đồng nhất - Phương pháp đông đặc: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nếu nhiệt độ đông đặc của chúng cách nhau lớn. |
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc là:
A. Đường và muối
B. Bột than và bột sắt
C. Cát và muối
D. Giấm và rượu
Hướng dẫn giải chi tiết:
Cát và muối hòa tan vào trong nước dư \( \to\) lọc phần chất rắn không tan thu được cát
Dung dịch nước muối thu được ta đem chưng cất để làm bay hơi hết nước đi \( \to\) thu được muối khan
Do vậy tách riêng được cát và muối
Đáp án C
Ví dụ 2: Có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách:
A. Thêm muối
B. Thêm nước
C. Đông lạnh
D. Đun nóng
Hướng dẫn giải chi tiết:
Có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách: Đun nóng thì nước sẽ bay hơi hết còn muối thì kết tinh không bay hơi → thu được muối
Đáp án D
Ví dụ 3: Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?
A. Lọc
B. Dùng phễu chiết
C. Chưng cất phân đoạn
D. Đốt
Hướng dẫn giải chi tiết:
Dựa vào tính chất rượu sôi và hóa hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước => để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, ta dùng phương pháp: chưng cất phân đoạn.
Loại A và B vì hỗn hợp gồm rượu và nước là hỗn hợp đồng nhất.
Loại D vì đốt rượu sẽ chuyển thành chất khác.
Đáp án C
Ví dụ 4: Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC oxi lỏng sôi ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi là
A. lọc.
B. chiết.
C. cô cạn.
D. chưng cất.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi là chưng cất phân đoạn không khí lỏng do nhiệt độ sôi của oxi và nito khác nhau.
Đáp án D
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Bài 2. Chất
Xem thêm lời giải SGK Hóa lớp 8
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
- 👉 Bài 2. Chất
- 👉 Bài 3. Bài thực hành 1
- 👉 Bài 4. Nguyên tử
- 👉 Bài 5. Nguyên tố hóa học
- 👉 Bài 6. Đơn chất và hợp chất - Phân tử
- 👉 Bài 7. Bài thực hành 2
- 👉 Bài 8. Bài luyện tập 1
- 👉 Bài 9. Công thức hóa học
- 👉 Bài 10. Hóa trị
- 👉 Bài 11. Bài luyện tập 2
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Hóa học 8
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1 - Hóa học 8
Đề kiểm tra giữa học kì - Hóa học 8
CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- 👉 Bài 12. Sự biến đổi chất
- 👉 Bài 13. Phản ứng hóa học
- 👉 Bài 14. Bài thực hành 3
- 👉 Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng
- 👉 Bài 16. Phương trình hóa học
- 👉 Bài 17. Bài luyện tập 3
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hóa học 8
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Hóa học 8
CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
- 👉 Bài 18. Mol
- 👉 Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất
- 👉 Bài 20. Tỉ khối của chất khí
- 👉 Bài 21. Tính theo công thức hóa học
- 👉 Bài 22. Tính theo phương trình hóa học
- 👉 Bài 23. Bài luyện tập 4
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Hóa học 8
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hóa học 8
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHÍ
- 👉 Bài 24. Tính chất của oxi
- 👉 Bài 25. Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
- 👉 Bài 26. Oxit
- 👉 Bài 27. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
- 👉 Bài 28. Không khí - Sự cháy
- 👉 Bài 29. Bài luyện tập 5
- 👉 Bài 30. Bài thực hành 4
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Hóa học 8
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Hóa học 8
CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC
- 👉 Bài 31. Tính chất - Ứng dụng của hiđro
- 👉 Bài 32. Phản ứng oxi hóa - khử
- 👉 Bài 33. Điều chế khí hiđro - Phản ứng thế
- 👉 Bài 34. Bài luyện tập 6
- 👉 Bài 35. Bài thực hành 5
- 👉 Bài 36. Nước
- 👉 Bài 37. Axit - Bazơ - Muối
- 👉 Bài 38. Bài luyện tập 7
- 👉 Bài 39. Bài thực hành 6
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Hóa học 8
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 5 - Hóa học 8
CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH
- 👉 Bài 40. Dung dịch
- 👉 Bài 41. Độ tan của một chất trong nước
- 👉 Bài 42. Nồng độ dung dịch
- 👉 Bài 43. Pha chế dung dịch
- 👉 Bài 44. Bài luyện tập 8
- 👉 Bài 45. Bài thực hành 7
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Hóa học 8
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 6 - Hóa học 8
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 8
Xem Thêm
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới