Quan hệ cùng loài

Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ : nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu.... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

Lý thuyết:

Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ : nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu....

Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

- Khi có gió bão, thực vật sống chụm thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.

- Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn.

- Gặp điều kiện bất lợi (ví dụ : môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.

Sơ đồ tư duy Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật:

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SGK Sinh lớp 9

Giải bài tập sinh lớp 9 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học SGK lớp 9 giúp để học tốt sinh học 9, luyện thi vào 10

Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.