Viết đoạn văn nghị luận về lòng trung thực
Bài làm:
Dàn ý
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: lòng trung thực
2. Thân đoạn:
a) Giải thích về lòng trung thực: là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng lương tâm mình
b) Biểu hiện của lòng trung thực:
- Trong thi cử: không gian lận, làm bài bằng kiến thức của mình
- Trong cuộc sống hàng ngày
+ Không nói dối
+ Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai
c) Lợi ích của lòng trung thực đối với mọi người
+ Giúp con người gần gũi nhau hơn, tạo mối quan hệ tốt đẹp
+ Người trung thực sẽ nhận được sự yêu quý và tôn trọng từ người khác
+ Thể hiện và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
d) Thái độ của người viết
- Tôn trọng người trung thực
- Đề cao giá trị của lòng trung thực trong cuộc sống
e) Bài học rút ra
Con người trong xã hội hiện đại nên sống trung thực để nhận được sự tôn trọng của mọi người, giúp xã hội văn minh tốt đẹp hơn.
3. Kết đoạn
Kết luận về giá trị của lòng trung thực đối với con người trong cuộc sống: là đức tính tốt cần có của con người.
Bài mẫu 1
Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” - Thomas Jefferson. Quả đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều mong muốn có cho mình. Vậy trung thực là gì? Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng lương tâm mình. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống. Đó là lúc bạn sai lầm và mạnh dạn nhận lỗi về mình. Trong thi cử chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, quay cóp. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi con người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển. Ta cũng cần phê phán những kẻ gian dối, thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. Đó là những hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Vậy nên chúng ta cần đấu tranh loại bỏ thói xấu này ra khỏi xã hội. Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Vì thế, ngay từ giờ phút này, hãy chung tay loại bỏ thói dối trá ra khỏi đời sống xã hội, hãy cùng nhau tạo nên một thế giới nơi con người tin tưởng và sống với nhau bình đẳng và bác ái.
Bài mẫu 2
Trung thực là sống thật thà, ngay thẳng, luôn tôn trọng sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược với sự dối trá. Cuộc sống rất cần sự trung thực. Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu,... mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu,... là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công. Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công, đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh phúc. Có thể coi lòng trung thực là đức tính quý giá và cần thiết nhất của con người trên con đường đi đến thành công bởi sự trung thực chính là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững. Sống không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường.
Bài mẫu 3
William Speare từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Vậy “trung thực” là gì? Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. Chúng ta luôn trung thực, thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người. Lúc làm sai – người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. Trung thực làm cho xã hội, cộng đồng luôn trong sạch, đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức. Trung thực làm cho sự gian dối, giả tạo không còn đất sống. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Ngược lại, gian dối và không trung thực sẽ biến con người ta thành những kẻ giả tạo, đạo đức con người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn nữa.
Nguồn: Sưu tầm
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lý
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về bản lĩnh
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về ý chí
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về cống hiến
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về hi vọng
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về thành công
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về thất bại
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về khiêm tốn
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về tình yêu thương
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng trông chờ vào người khác"
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về tình mẫu tử
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về vị tha
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về bình yên
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về "Thành công là những bậc thang"
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về sự cám dỗ
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về lòng yêu nước
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về lòng biết ơn
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về trách nhiệm
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về sự sẻ chia
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về đức hi sinh
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về sống ích kỉ
- 👉 Viết đoạn văn nghị luận về lời niềm tin
Xem thêm lời giải Văn mẫu 12
Nghị luận xã hội lớp 12
- 👉 Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- 👉 Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- 👉 Nghị luận vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
- 👉 Viết bài tập làm văn số 1: Nghị luận xã hội
- 👉 Viết bài tập làm văn số 2: Nghị luận xã hội
- 👉 Viết bài tập làm văn số 3: Nghị luận văn học
Nghị luận văn học lớp 12
- 👉 Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
- 👉 Tây Tiến - Quang Dũng
- 👉 Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
- 👉 Đất nước - Nguyễn Đình Thi
- 👉 Sóng - Xuân Quỳnh
- 👉 Đàn ghita của Lorca - Thanh Thảo
- 👉 Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
- 👉 Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- 👉 Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
- 👉 Vợ nhặt - Kim Lân
- 👉 Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- 👉 Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
- 👉 Dọn về làng - Nông Quốc Chấn
- 👉 Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- 👉 Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
- 👉 Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
- 👉 Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
- 👉 Thuốc - Lỗ Tấn
- 👉 Số phận con người - Sô-lô-khốp
- 👉 Ông già và biển cả - Hê-minh-uê
Xem Thêm
Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 12
- SBT Toán lớp 12 Nâng cao
- SBT Toán 12 Nâng cao
- SGK Toán 12 Nâng cao
- SBT Toán lớp 12
- SGK Toán lớp 12
Vật Lý
- SBT Vật lí 12 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 12 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 12
- SGK Vật lí lớp 12
- Giải môn Vật lí lớp 12
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12
- SBT Hóa học 12 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 12
- SGK Hóa lớp 12
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
- Soạn văn 12
- SBT Ngữ văn lớp 12
- Luyện dạng đọc hiểu
- Văn mẫu 12
- Soạn văn 12 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 12
- Soạn văn 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn 12
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12
- Giải môn Sinh học lớp 12
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 12 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 12
- Ngữ pháp Tiếng Anh
- SGK Tiếng Anh 12
- SBT Tiếng Anh lớp 12 mới
- SGK Tiếng Anh 12 Mới