A. Hoạt động cơ bản - Bài 19C: Tài năng của con người

Giải bài 19C: Tài năng của con người phần hoạt động cơ bản trang 12, 13, 14 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu

Bài làm:

Câu 1

Chơi trò chơi: Tìm nhanh từ có tiếng "tài"

Lời giải chi tiết:

tài năng, tài đức, thiên tài, hiền tài, tú tài, tài sản, gia tài


Câu 2

Dựa vào nghĩa của tiếng tài, viết các từ dưới đây vào nhóm A hoặc nhóm B trong phiếu học tập.

tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa, tài chính

A

B

Tài có nghĩa là "có khả năng hơn người bình thường"

Tài có nghĩa là “tiền của”

M : tài hoa,…

M : tài nguyên,…

Lời giải chi tiết:

A

B

Tài có nghĩa là "có khả năng hơn người bình thường"

Tài có nghĩa là “tiền của”

tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa

tài nguyên, tài trợ, tài sản, tài chính


Câu 3

Đặt câu với một từ trong nhóm A ở trên.

Lời giải chi tiết:

- Trường em rất coi trọng chủ trương phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ.

- Chú Sáu là một nghệ sĩ tài hoa trong nghề gốm sứ.


Câu 4

Câu tục ngữ sau ý nói gì?

Nước lã mà vã nên hồ,

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

a. Khen những bạn học trò ngoan, được thầy cô và các bạn tin yêu, quý mến.

b. Ca ngợi những người từ tay không đã làm nên việc lớn nhờ có tài, có ý chí.

c. Ca ngợi những chiến sĩ dũng cảm, luôn sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Lời giải chi tiết:

Ý của câu tục ngữ trên là: Ca ngợi những người từ tay không đã làm nên việc lớn nhờ có tài, có ý chí.

Đáp án: b


Câu 5

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Cái nón

      Phiên chợ huyện hôm trước, má mua cho tôi một cái nón. Tôi rất thích. Miệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh. Từ vành lên đến chóp, tôi đếm được mười lăm vòng tre, cách nhau rất đều. Càng lên đến chóp, vòng càng nhỏ đi. Lá nón được khâu vào các vòng tre bằng sợi móc. Hôm mua, má còn nhờ người bán nón quét cho một lượt dầu nên mặt nón trông rất bóng.

      Má buộc vào nón một chiếc quai lụa hồng. Hai bên quai tết hai chiếc nơ nho nhỏ. Tôi đội nón lên đầu, quai rất vừa cằm.

      Má bảo: “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền.” Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.

(Theo Vân Trình)

Đâu là kết bài của bài Cái nón?

a) Bài Cái nón có kết bài kiểu nào?

b) Phần kết bài của bài Cái nón nói về điều gì?

c) Kết bài mở rộng trong bài văn tả đồ vật thường nêu nội dung gì?

Lời giải chi tiết:

Kết bài của bài Cái nón là đoạn cuối bài: Má bảo: " Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền". Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.

a) Bài Cái nón kết bài theo kiểu mở rộng

b) Phần kết bài của bài Cái nón nói về cách giữ gìn và bảo quản cái nón lá.

c) Kết bài mở rộng trong bài văn tả đồ vật thường nêu những nhận định, cách bảo quản, giữ gìn, thể hiện tình cảm của người tả với đồ vật.

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải VNEN Tiếng Việt lớp 4

Giải sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 VNEN với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả chủ điểm, hoạt động và các trang