A. Hoạt động thực hành - Bài 28C: Ôn tập 3 - VNEN Tiếng Việt 4

Giải bài 28C: Ôn tập 3 phần hoạt động thực hành trang 112, 113, 114 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu

Câu 1

Chơi trò chơi: Tìm nhanh 10 từ có tiếng “dũng”

Điền tiếng thích hợp vào mỗi vòng tròn xung quanh sao cho ghép với tiếng ở giữa sẽ tạo thành từ. Ai tìm đủ trước sẽ thắng cuộc.

M: - mãnh (dũng mãnh)

      - anh (anh dũng)

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:


Câu 2

Ôn luyện tập đọc.

Em đọc lại các bài tập đọc thuộc chủ điểm Những người quả cảm (từ bài 25 đến bài 27), thay nhau hỏi - đáp một vài câu hỏi cho mỗi bài tập đọc.


Câu 3

Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Những người quả cảm.


- Làm việc cá nhân hoặc theo nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

Phương pháp giải:

Em xem lại các bài tập đọc thuộc chủ điểm Những người quả cảm

Lời giải chi tiết:


Câu 4

Đọc bài văn sau:

Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?

- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến,

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

 


Câu 5

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng:

1) Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau?

a. Chim sâu và bông hoa.

b. Chim sâu và chiếc lá.

c. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

2) Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?

a. Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc là bình thường.

b. Vì lá đem lại sự sống cho cây.

c. Vì lá có lúc biến thành mặt trời.

3) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Hãy biết quý trọng những người bình thường.

b. Vật bình thường mới đáng quý.

c. Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.

4) Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hóa?

a. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa.

b. Chi có chim sâu được nhân hóa.

c. Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa.

5) Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường, bằng từ nào dưới đây?

a. nhỏ nhắn       b. nhỏ xinh       c. nhỏ bé

6) Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học?

a. Chỉ có câu hỏi, câu kể.

b. Chỉ có câu kể, câu khiến.

c. Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

7) Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào?

a. Chỉ có kiểu câu kể Ai làm gì?

b. Có hai kiểu câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?

c. Có cả ba kiểu câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?

8) Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường, là:

a. Tôi       b. Cuộc đời tôi       c. Rất bình thường

Phương pháp giải:

1) Trong truyện có ba nhân vật nói với nhau đó là chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

2) Em đọc lời hoa nói phía cuối câu chuyện.

3) Em nghĩ gì về sự hi sinh thầm lặng của chiếc lá?

4) Nhân hoá là gọi tên hoặc gán cho các sự vật những đặc điểm giống như con người.

5) Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng ít ỏi, mong manh.

Nhỏ nhắn: nhỏ và trông cân đối, dễ thương.

Nhỏ xinh: nho nhỏ, xinh xắn

Nhỏ bé: bé bỏng.

6) Em đọc kĩ đoạn văn, dựa vào dấu hiệu nhận biết các kiểu câu để tìm.

7) Em nhớ lại đặc điểm của từng kiểu câu kể rồi tìm

8) Em phân tích chủ vị trong câu rồi trả lời

Lời giải chi tiết:

1) Trong truyện có ba nhân vật nói với nhau đó là chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Chọn đáp án: c

2) - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến,

Bông hoa biết ơn chiếc lá vì lá đem lại sự sống cho cây.

Chọn đáp án: b.

3) Câu chuyện đưa đến cho chúng ta bài học là hãy biết quý trọng những người bình thường.

Chọn đáp án: a.

4) Ở đây có hai sự vật được nhân hoá là chim sâu và chiếc lá, tác giả đã nhân hoá hai sự vật này, gán cho nó hành động biết trò chuyện, hỏi han nhau giống như con người.

Chọn đáp án: c.

5) Có thể thay thế từ nhỏ nhoi bằng từ nhỏ bé vì hai từ này gợi cảm giác nhỏ bé, ít ỏi, mong manh.

Còn hai từ nhỏ xinh nhỏ nhắn lại thiên về khiến người ta cảm giác dễ thương, xinh xắn nhiều hơn.

Chọn đáp án: c.

6) Trong câu chuyện trên có cả câu hỏi, câu kể và câu khiến.

Ví dụ:

Câu kể: Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

Câu hỏi: Thật như thế sao?

Câu khiến: Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

Chọn đáp án: c. Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

7) Trong câu chuyện trên có cả ba kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

Ví dụ:

- Câu kể Ai làm gì?

Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

- Câu kể Ai là gì?

Ngày nhỏ, tôi là một chiếc lá non.

- Câu kể Ai thế nào?

Cuộc đời tôi rất bình thường.

Chọn đáp án: c. Có ba kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

8) Cuộc đời tôi / rất bình thường.

CN                 VN

Chủ ngữ trong câu là: cuộc đời tôi

Chọn đáp án: b.


Câu 6

a) Nhớ - viết: Đoàn thuyền đánh cá (3 khổ thơ đầu)

Em đọc ba khổ thơ đầu rồi ghi lại.

b) Đổi bài cho bạn để soát và sửa lỗi.


Câu 7

Cho hai đề bài sau:

Đề 1. Tả một đồ vật em thích.

Đề 2. Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả.

Em hãy chọn một đề bài:

a. Viết lời mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp.

b. Viết đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật hoặc của cây.

Phương pháp giải:

- Mở bài gián tiếp: Đi từ một đề tài khác rồi mới dẫn vào giới thiệu người hoặc vật muốn tả.

- Mở bài trực tiếp: Trực tiếp giới thiệu về người hoặc vật muốn tả.

Lời giải chi tiết:

Đề bài: Tả đồ vật mà em thích

Mở bài gián tiếp

Năm học mới chuẩn bị bắt đầu. Bố mẹ hứa sẽ dành tặng cho em một món quà để giúp em học tập tốt hơn, đó chính là chiếc bàn học mới. Khi nhìn thấy chiếc bàn nhỏ nhắn đặt trong căn phòng, em cảm thấy rất thích thú với món quà. Bố đã kê chiếc bàn học ở góc phòng, nhìn ra cửa sổ để giúp em có đủ ánh sáng học bài.

Đoạn văn tả bộ phận của đồ vật

 Chiếc bàn học của em có hình chữ nhật với bốn chân bàn được đóng vững chãi. Bàn có chiều dài khoảng 80 cen-ti-mét, chiều rộng khoảng 50 cen-ti-mét. Mặt bàn được làm bằng gỗ, các chú thợ mộc đã khéo léo bào nhẵn và khoác lên tấm áo mới màu nâu rất đẹp. Trên mặt bàn, bố em có đặt một tấm kính màu trắng để em có thể lau sạch sẽ khi mặt bàn bị bẩn. Em có đặt một lọ hoa nhỏ trang trí ở góc bàn và một chiếc hộp bút hoạt hình xinh xắn để đựng các đồ dùng học tập như bút, thước kẻ…

Đề bài: Tả một cây có bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả (cây mít)

Mở bài gián tiếp:

Mùa hạ đã về trong tiếng ve kêu rộn rã, trong sắc xanh của lá xen lẫn với những trái cây chín mọng. Mỗi dịp nghỉ hè em đều mong được về thăm ông bà và lũ trẻ chúng em được ùa vào tìm kiếm những loại quả chín ngọt ngào, nào xoài, mít, ổi, na... Trong đó, em thích nhất là những múi mít vàng thơm, ngọt ngào như giọt mật trời ban tặng cho con người.

Đoạn văn tả bộ phận của cây:

Em rất thích được quan sát hành trình lớn lên của những trái mít. Đến mùa, cây mít bắt đầu ra hoa với những cánh dài màu xanh non và uốn cong như chiếc thuyền nhỏ xinh. Khi những lớp hoa rụng dần, trái mít non dần hiện ra. Mít non có hình bầu dục với những lớp gai nhỏ bao quanh như một chiếc thảm màu xanh tuyệt đẹp. Chúng em thường hay hái trộm trái non ở phần thân cây dưới thấp và chấm muối ớt ngon tuyệt với vị ngọt nhẹ, hơi chát. Khi mít chín, những trái mít có kích cỡ  khác nhau và lớp gai trở nên cứng nhọn, Nhìn xù xì là vậy nhưng khi gọt bỏ lớp vỏ ngoài, bên trong là những múi mít vàng óng, ngọt lịm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. 

Xemloigiai.com

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong bài: Bài 28C: Ôn tập 3

Xem thêm lời giải VNEN Tiếng Việt lớp 4

Giải sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 VNEN với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả chủ điểm, hoạt động và các trang