B. Hoạt động thực hành - Bài 21C: Từ ngữ về sức khỏe
Bài làm:
Câu 1
Thảo luận, trả lời câu hỏi: Trong bài dưới đây, cây gạo được miêu tả theo trình tự nào?
Cây gạo
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
(Theo Vũ Tú Nam)
Phương pháp giải:
Em hãy xác định xem bài văn Cây gạo được miêu tả theo trình tự nào trong một trong hai trình tự sau:
- Tả từng bộ phận của cây.
- Tả từng thời kì phát triển của cây.
Lời giải chi tiết:
Bài Cây gạo được miêu tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây:
- Cây gạo vào mùa trổ hoa.
- Cây gạo sau mùa hoa.
- Quả gạo lớn lên và tách vỏ nở bông.
Câu 2
Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học:
a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
Gốc cây (màu gì, to hay nhỏ, xù xì hay nhẵn,…), thân cây (chiều cao, độ lớn, màu sắc,…), cành lá (thưa hay rậm, lá to hay nhỏ, hình dạng lá thế nào,…), quả (hình dạng, màu sắc,…)
b) Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.
Cây non mới mọc; cây có nhiều cành, nhánh; cây thời kì ra hoa; cây thời kì kết quả; quả chín,…
Phương pháp giải:
Con quát sát rồi sắp xếp các chi tiết mình quan sát được theo từng trình tự đã cho.
Lời giải chi tiết:
1) Mở bài:
Cây cam đường ở trước sân nhà em đang vào mùa quả ngọt.
- Đây là loài cây em thích nhất.
2) Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Gốc cây to bằng bắp chân người lớn. Thời gian đã khoác lên thân cây chiếc áo nâu sần sùi, bạc phếch.
b) Tả chi tiết:
- Dáng cây nghiêng nghiêng, tỏa nhiều cành.
- Những cành có nhiều quả thì cong oằn xuống.
- Tán lá dày, xanh thẫm.
- Lá cam không to lắm, có mùi thơm như lá chanh, lá bưởi.
- Lá già dày, màu xanh đậm.
- Lá non mềm mại, màu xanh non.
- Hoa nhỏ màu trắng trông thanh khiết.
- Quả cam thường kết từng chùm
- Quả non màu xanh.
- Quả chín màu vàng và rất mọng
- Bóc quả cam sẽ lộ ra từng múi nhỏ giống như những vầng trăng khuyết.
- Những vầng trăng khuyết ấy xếp đều trong những quả cam chín vàng ươm trông như “ông trăng vàng” be bé đang ngự trị trên cây.
- Trên cành cao thường có những chú chim sâu “lích rích”
- Chim đưa chiếc mỏ xinh xắn để bắt những con sâu đang ẩn nấp trong thân, cành.
3) Kết bài
Cây cam đã làm tăng vẻ đẹp cho sân nhà em.
- Cam đem đến cho gia đình em những mùa quả ngọt.
- Em rất quý cây cam vì nó có ích và chứa đựng mồ hôi, công sức của bố em.
- Em luôn chăm sóc cho cây cam để nó mãi mãi xanh tươi.
Câu 3
Chơi trò chơi: Thi tìm nhanh từ ngữ thuộc chủ đề sức khỏe.
a) Thi nói tên các hoạt động rèn luyện sức khỏe.
b) Thi nói nhanh từ ngữ chỉ đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh.
Phương pháp giải:
a) Các hoạt động rèn luyện sức khỏe: đá bóng, đá cầu, nhảy dây, cử tạ, bóng chuyền, bóng bàn, bóng rổ, nhảy cao, xà đơn,…
b) Từ ngữ chỉ đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: lực lưỡng, vạm vỡ, nở nang, săn chắc, dẻo dai, rắn chắc, cường tráng, đầy đặn,…
Câu 4
Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ:
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi: Cần làm gì để có sức khỏe?
Phương pháp giải:
- Cần duy trì học tập, rèn luyện, vui chơi hằng ngày như thế nào?
- Cần lao động và luyện tập thể dục, thể thao thế nào?
- Nên chơi những trò chơi nào để cơ thể thêm khỏe mạnh?
- Cần có chế độ ăn uống thế nào để có sức khỏe tốt?
Lời giải chi tiết:
- Cần duy trì giờ giấc học tập, làm việc, vui chơi hằng ngày theo đúng thời gian biểu.
- Cần lao động vừa sức và luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi.
- Để cơ thể thêm khỏe manh, cần bơi lội, chơi cầu lông, nhảy dây, bóng đá.
- Cần có chế độ ăn uống điều độ để có sức khoẻ tốt.
Câu 6
Đặt câu về chủ đề Sức khỏe.
Phương pháp giải:
Em có thể đặt câu về:
- Người có sức khỏe.
M : Nhờ chăm chỉ luyện tập, ông em tuy đã già nhưng đi lại rất nhanh nhẹn.
- Hoạt động rèn luyện để có sức khỏe.
M : Sáng nào cũng vậy, sau tiết học thứ hai, tất cả chúng em đều ra sân tập thể dục.
Lời giải chi tiết:
- Vì chăm chỉ chơi bóng rổ nên anh Nam có thân hình vạm vỡ, khỏe mạnh.
- Vào mỗi buổi chiều chủ nhật chúng em lại tập trung đá bóng ở sân nhà văn hóa.
Câu 7
Viết vào vở câu em đã đặt.
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Bài 21C: Từ ngữ về sức khỏe
Xem thêm lời giải VNEN Tiếng Việt lớp 4
VNEN TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
- 👉 Chủ điểm: Thương người như thể thương thân
- 👉 Chủ điểm: Măng mọc thẳng
- 👉 Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ
- 👉 Chủ điểm: Ôn tập
- 👉 Chủ điểm: Có chí thì nên
- 👉 Chủ điểm: Tiếng sáo diều
- 👉 Chủ điểm: Ôn tập
VNEN TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
Lớp 4 | Các môn học Lớp 4 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 4 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 4 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 4
- Bài tập phát triển năng lực Toán lớp 4
- Bài tập cuối tuần Toán 4
- Cùng em học toán lớp 4
- Vở bài tập Toán 4
- Cùng em học Toán 4
- VNEN Toán lớp 4
- SGK Toán lớp 4
Tiếng Việt
- Trắc nghiệm Tiếng Việt 4
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 4
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4
- Cùng em học Tiếng Việt 4
- VNEN Tiếng Việt lớp 4
- SGK Tiếng Việt 4
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Đạo Đức
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 4
- SBT Tiếng Anh lớp 4
- SBT Tiếng Anh lớp 4 mới
- Family & Friends Special Grade 4
- SGK Tiếng Anh lớp 4 Mới