Bài 14. Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản trang 83, 84, 85 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

Làm thế nào để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản? Các hiện tượng và hoạt động được minh họa trong Hình 14.1 tác động xấu tới môi trường và nguồn lợi thủy sản như thế nào?

Bài làm:

Câu hỏi tr 83

Mở đầu

Làm thế nào để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản?

Lời giải chi tiết:

- Các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản là xử lí và quản lí nguồn nước

- Các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là sử dụng mặt nước nuôi thuỷ sản hợp lí; nghiêm cấm đánh bắt huỷ diệt; ứng dụng các tiến bộ khoa học trong nuôi thuỷ sản; có ý thức bảo vệ môi trường, nguồn lợi thuỷ sản; tăng cường bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái.

Câu hỏi

1. Các hiện tượng và hoạt động được minh họa trong Hình 14.1 tác động xấu tới môi trường và nguồn lợi thủy sản như thế nào?

https://conkec.com/sites/default/files/styles/giua_bai/public/d/m/Y/14.1.png?itok=5QdY3T2F

Phương pháp giải:

Quan sát hình 14.1 ta thấy minh hoạ một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản bao gồm: ô nhiễm môi trường nước do rác và nước thải, đánh bắt bằng xung điện, đánh bắt bằng chất nổ, tàn phá rừng ngập mặn, ảnh hưởng của biến độ khí hậu

Lời giải chi tiết:

- Sự ô nhiễm môi trường và nguồn nước nuôi thuỷ sản, quá trình nuôi trồng thuỷ sản không đúng kĩ thuật -> gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản. Có thể làm thủy sản bị nhiễm bệnh, bị chết.

- Các hoạt động đánh bắt mang tính huỷ diệt, phá hoại rừng đầu nguồn hay rừng ngập mặn, ngăn sông, đắp đập -> làm phá vỡ hệ sinh thái, làm giảm thành phần giống, loài dẫn đến tổn thất nguồn lợi thuỷ sản.

2. Địa phương em ở có xảy ra những hoạt động và hiện tượng như Hình 14.1 không? Là học sinh, em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

https://conkec.com/sites/default/files/styles/giua_bai/public/d/m/Y/14.1.png?itok=5QdY3T2F

Lời giải chi tiết:

Em cần:

- Không xả rác xuống sông hồ ao biển

- Tham gia các đội nhóm tình nguyện trục vớt rác thải ở sông, ao, hồ trên địa phương

- Ngăn chặn những hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường nước.

- Khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường nước

- Báo cáo với cơ quan chức năng, đề xuất biện pháp ngăn chặn với những trường hợp làm ảnh hưởng xấu tới môi trường nuôi thủy sản.

3. Khi nuôi thủy sản, nếu sử dụng lượng thức ăn quá nhiều so với nhu cầu của thủy sản nuôi sẽ gây tác hại đến thủy sản và ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Tùy vào từng giai đoạn mà thủy sản sẽ có lượng nhu cầu thức ăn khác nhau. .Nếu cho chúng ăn lượng thức ăn vượt quá nhu cầu cần thiết thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề:

- Gây lãng phí thức ăn cũng như giảm lợi nhuận cho bà con nuôi thủy sản.

- Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hệ số thức ăn của thủy sản. 

- Làm đáy ao mau dơ, tảo dễ bùng phát mạnh, thủy sản dễ bị stress và yếu do khí độc sinh ra từ đáy ao.

- Có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước trong ao do lượng thức ăn dư thừa còn sót lại

- Tăng chi phí sản xuất, dư thừa chất dinh dưỡng gây ô nhiễm môi trường từ đó tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của thủy sản nuôi.

4. Các hoạt động được minh họa trong Hình 14.2 góp phần bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản như thế nào?

https://conkec.com/sites/default/files/styles/giua_bai/public/d/m/Y/14.22.png?itok=dOcoGgmO

Phương pháp giải:

Quan sát hình 14.2 ta thấy minh hoạt một số hoạt động bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản bao gồm: tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, tuyên truyền về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản, bảo tồn hệ sinh thái và nguồn lợi biển

Lời giải chi tiết:

- Giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.

- Tạo ra giống mới có tốc độ tăng trưởng, chất lượng tốt hơn.

- Sử dụng tốt tiềm năng của mặt nước, nuôi thủy sản hiệu quả, bền vững, hạn chế sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và nguồn lợi thủy sản, nguồn lợi biển nói riêng


Câu hỏi tr 84

Câu hỏi

5. Vì sao việc cấm hủy hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy lại có tác dụng bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

Lời giải chi tiết:

Việc cấm hủy hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy lại có tác dụng bảo vệ môi trường nuôi thủy sản bởi vì: Nếu chúng ta hủy hoại môi trường của chúng sẽ gây ra mất cân bằng hệ sinh thái, mất cân bằng môi trường và ô nhiễm nguồn nước. Môi trường nước không sạch sẽ cản trở sự phát triển cũng như sự sống cho các loài thủy sản

6. Vì sao phải xây dựng ý thức trong cộng đồng về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản?

Lời giải chi tiết:

Phải xây dựng ý thức trong cộng đồng về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản là vì: Nguồn lợi thủy sản có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Không những là nguồn mang lợi thu nhập kinh tế cho người nuôi mà nó còn là nguồn thức ăn cho mọi người và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương, đất nước . Bảo vệ môi trường thủy sản cũng chính là biện pháp để đảm bảo đời sống của chúng ta.

7. Địa phương của em thực hiện việc bảo vệ môi trường nước hoặc bảo vệ nguồn lợi thủy sản như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi thủy sản.

- Đặt các biển cấm vứt rác thải xuống các dòng sông, kênh ngòi. 

- Cải tiến và nâng cao các biện pháp nuôi thủy sản

- Chọn những loại cá có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.

- Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về ý thức bảo vệ môi trường trong dân thông qua loa, đài phát thanh địa phương


Câu hỏi tr 85

Luyện tập

1. Trong đợt tập huấn về phương pháp sử dụng thức ăn nuôi tôm, gia đình bác Ngọc được cán bộ hướng dẫn sử dụng thức ăn phải đúng giai đoạn, đúng lượng, đúng kĩ thuật cho ăn để tôm phát triển tốt, cho năng suất cao. Theo em, khi sử dụng thức ăn không đúng lượng sẽ gây hậu quả gì cho thủy sản và môi trường nước nuôi thủy sản?

Lời giải chi tiết:

- Nếu lượng thức ăn lớn hơn so với lượng cần thiết thì đầu tiên là gây lãng phí cho người nuôi, tiếp đến là dần dần tích tụ lại ccas chất dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước, là môi trường sống của thủy sản, tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của thủy sản nuôi. 

- Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hệ số thức ăn của thủy sản.

- Làm đáy ao mau dơ, tảo dễ bùng phát mạnh, thủy sản dễ bị stress và yếu do khí độc sinh ra từ đáy ao.

2. Hằng năm, một số địa phương thường tổ chức hoạt động: "Thả cá bản địa, quý hiếm về thiên nhiên". Em hãy cho biết tác dụng của hoạt động này.

Lời giải chi tiết:

Thả cá bản địa về thiên nhiên để tái tạo các các loài cá bản địa, quý hiếm; các loài cá có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác quá mức nhằm góp phần :

- Bổ sung quần đàn

- Tạo ra sự cân bằng sinh thái

- Đa dạng các giống loài thủy sản trong tự nhiên

- Bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Vận dụng
Nếu tham gia nuôi thủy sản, gia đình em sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường như thế nào để góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm nước nuôi?

Lời giải chi tiết:

Nếu tham gia nuôi thủy sản, gia đình em sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường để góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm nước nuôi là:

- Lắng (lọc) lọc nước bằng bể lọc lớn, có thể tích từ 200 đến để chứa nước. Sau 2 đến 3 ngày. Các chất lắng đọng ở phía đáy ao. Nước sạch phần trên dùng để nuôi cá.

- Dùng hoá chất khử độc như: Khí clo, vôi clorua, formon... và phơi ao trong 3-4 ngày. Sau đó mới bơm nước mới vào 

- Tăng cường sục khí -> Tháo bớt nước cũ và thêm nước sạch


Lý thuyết

Xem thêm lời giải SGK Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo

Để học tốt SGK Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập SGK Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm