Bài 18.1; 18.2; 18.3; 18.4 trang 37 SBT Hóa học 12

Giải bài 18.1; 18.2; 18.3; 18.4 trang 37 sách bài tập Hóa học 12 - Dãy kim loại tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường là

Bài làm:

Câu 18.1.

Dãy kim loại tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường là

A. Fe, Zn, Li, Sn.                 

B. Cu, Pb, Rb, Ag.

C. K, Na, Ca, Ba.                 

D. Al, Hg, Cs, Sr.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại tại đây

Lời giải chi tiết:

K, Na, Ca, Ba tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường

=> Chọn C


Câu 18.2.

Ngâm một đinh sắt trong 100 ml dung dịch CuCl2 1M, giả thiết Cu tạo ra bám hết vào đinh sắt. Sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra, sấy khô, khối lượng đinh sắt tăng thêm

A.15,5 g.                               B. 0,8 g.

C. 2,7 g.                                D. 2,4 g.

Phương pháp giải:

- Viết phương trình hóa học xảy ra

- Tính khối lượng Cu sinh ra

- Khối lượng đinh sắt tăng thêm \(\Delta=m_{Cu \;sinh \;ra}-m_{sắt \;pư}\)

Lời giải chi tiết:

\(n_{CuCl_2}= \;0,1 \;mol\)

\( Fe  \;+ CuCl_2 \to  \;FeCl_2 \;+Cu\)

 =>\(n_{Fe}= \;n_{Cu}= \;0,1 \; mol\)

=>\(\Delta= 64\times0,1 -56\times0,1=0.8 \;g\)

=>Chọn B


Câu 18.3.

Cho 4,8 g một kim loại R hoá trị II tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại R là

A. Zn.                                    B. Mg

C. Fe.                                    D. Cu.

Phương pháp giải:

- Áp dụng định luật bảo toàn e \(n_{e \;cho}=n_{e \;nhận}\)

Lời giải chi tiết:

Cách 1:

\({n_{NO}} = \frac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05\,\,mol\)

\(3{\rm{R}} + 8HN{O_3} \to 3{\rm{R}}{(N{O_3})_2} + 2NO + 4{H_2}O\)

Theo phương trình ta có: \({n_R} = \frac{3}{2}{n_{NO}} = 0,075\,\,mol\)

\( \to R = \frac{{4,8}}{{0,075}} = 64 \to \)R là Cu

Cách 2:

\(n_{NO}=0,05\; mol\)

Quá trình oxi hóa             quá trình khử

\(N^{+5}+3e\to N^{+2}\)         \(R\to R^{+2}+2e\)

          0,15←0,05 mol              0,075← 0,15

\(M_R=\dfrac{{4,8}}{{0,075}}=64\)

=>KL là Cu

=> Chọn D


Câu 18.4.

Cho 3,2 g Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư thì thể tích khí NO2 (đktc) thu được là

A. 1,12 lít.                            B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.                            D. 4,48 lít.

Phương pháp giải:

 Áp dụng định luật bảo toàn e \(n_{e \;cho}=n_{e \;nhận}\)

Lời giải chi tiết:

Cách 1:

\({n_{Cu}} = 0,05\,\,mol\)

\(Cu + 4HN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2N{O_2} + 2{H_2}O\)

Theo phương trình ta có: \({n_{N{O_2}}} = 2{n_{Cu}} = 2.0,05 = 0,1\,\,mol\)

\( \to {V_{N{O_2}}} = 0,1.22,4 = 2,24\)lít

Cách 2: 

\(n_{Cu}=0,05\;mol\)

QT Oxi hóa                   QT khử

\(Cu\to Cu^{2+} +2e\)     \(N^{+5}+1e\to N^{+4}\)

0,05 \(\to\)              0,1                0,1\(\to\) 0,1

=>\(V_{N_2}= 0,1\times 22,4=2,24 \;(l)\)

=> Chọn B

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SBT Hóa lớp 12

Giải sách bài tập Hóa học lớp 12, giải tất cả câu hỏi từ bài tập, lý thuyết, công thức các chương, bài chi tiết với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

Chương 1: Este - lipit

Chương 2: Cacbohiđrat

Chương 3: Amin, amino axit và protein

Chương 4: Polime và vật liệu polime

Chương 5: Đại cương về kim loại

Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng

Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ

Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.