Bài 2. Thành phần của nguyên tử trang 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Từ rất lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu các mô hình nguyên tử Quan sát Hình 2.1, cho biết thành phần nguyên tử gồm những loại hạt nào? Cho biết vai trò của màn huỳnh quang trong thí nghiệm ở Hình 2.2

Bài làm:

Từ rất lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu các mô hình nguyên tử và cập nhật chúng thông qua việc thu thập những dữ liệu thực nghiệm. Nguyên tử gồm những hạt cơ bản nào? Cơ sở nào để phát hiện ra các hạt cơ bản đó và chúng có tính chất gì?

Lời giải chi tiết:

- Nguyên tử gồm 3 hạt cơ bản:

   + Hạt electron: mang điện tích âm

   + Hạt proton: mang điện tích dương

   + Hạt neutron: không mang điện

- Cơ sở tìm ra:

   + Electron: phóng điện trong ống thủy tinh chân không (ống tia âm cực)

   + Proton và neutron: tiến hành bắn phá 1 chùm hạt alpha lên 1 lá vàng siêu mỏng


CH

1. Quan sát Hình 2.1, cho biết thành phần nguyên tử gồm những loại hạt nào?

 

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 2.1, nêu các hạt cấu tạo nên nguyên tử

Lời giải chi tiết:

- Các hạt cấu tạo nên nguyên tử là:

   + Electron

   + Proton

   + Neutron


CH

2. Cho biết vai trò của màn huỳnh quang trong thí nghiệm ở Hình 2.2

 

Phương pháp giải:

Ông quan sát thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng

Lời giải chi tiết:

Ông quan sát thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng do những tia phát ra từ cực âm (tia âm cực)

=> Quan sát và phát hiện ra tia âm cực


CH

3. Quan sát Hình 2.2, giải thích vì sao tia âm cực bị hút về cực dương của trường điện

Phương pháp giải:

Trái dấu thì hút nhau

Lời giải chi tiết:

Tia âm cực mang điện tích âm

=> Sẽ bị hút về cực dương của trường điện (trái dấu hút nhau, cùng dấu đẩy nhau)


CH

4. Nếu đặt một chong chóng nhẹ trên đường đi của tia âm cực thì chong chóng sẽ quay. Từ hiện tượng đó, hãy nêu kết luận về tính chất của tia âm cực

Phương pháp giải:

- Các electron chuyển động hỗn loạn

Lời giải chi tiết:

Tia âm cực (các electron) chuyển động hỗn loạn, va đập vào chong chóng làm chong chóng quay


CH

5. Quan sát Hình 2.3, cho biết các hạt α có đường đi như thế nào. Dựa vào Hình 2.4, giải thích kết quả thí nghiệm thu được

Phương pháp giải:

- Quan sát Hình 2.3 để nhận xét đường đi

- Quan sát Hình 2.4 để giải thích đường đi

Lời giải chi tiết:

- Quan sát Hình 2.3 thấy được: hầu hết các hạt α đi thẳng, có vài hạt bị bắn theo đường gấp khúc

- Quan sát Hình 2.4 giải thích: các hạt α bị bắn theo đường gấp khúc là do va vào hạt nhân của nguyên tử vàng, các hạt không va vào hạt nhân thì đi thẳng


LT

Nguyên tử oxygen có 8 electron, cho biết hạt nhân của nguyên tử này có điện tích là bao nhiêu

Phương pháp giải:

Nguyên tử trung hòa về điện: số đơn vị điện tích dương của hạt nhân = số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử

Lời giải chi tiết:

- Nguyên tử oxygen có 8 electron

=> Số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử oxygen là 8

- Mà số đơn vị điện tích dương hạt nhân = số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử

=> Hạt nhân của nguyên tử oxygen có điện tích: +8


CH

6. Điện tích của hạt nhân nguyên tử do thành phần nào quyết định? Từ đó, rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân và số proton

Phương pháp giải:

- Hạt nhân gồm 2 hạt:

   + Proton mang điện tích dương: +1

   + Neutron không mang điện

Lời giải chi tiết:

- Hạt nhân gồm 2 hạt:

   + Proton mang điện tích dương: +1

   + Neutron không mang điện

- Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương

=> Điện tích của hạt nhân nguyên tử do hạt proton quyết định

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton trong hạt nhân


LT

Nguyên tử natri (sodium) có điện tích hạt nhân là +11. Cho biết số proton và số electron trong nguyên tử này

Phương pháp giải:

- Đơn vị điện tích hạt nhân = số proton

- Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân = số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron trong nguyên tử

Lời giải chi tiết:

- Nguyên tử natri có điện tích hạt nhân là +11

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = 11

- Mà số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron trong nguyên tử

=> Nguyên tử natri có 11 proton và 11 electron


CH

7. Quan sát Hình 2.6, hãy lập tỉ lệ giữa đường kính nguyên tử và đường kính hạt nhân của nguyên tử carbon. Từ đó, rút ra nhận xét

Phương pháp giải:

- Đường kính nguyên tử = 10-10m

- Đường kính hạt nhân = 10-14m

Lời giải chi tiết:

- Đường kính nguyên tử = 10-10m

- Đường kính hạt nhân = 10-14m

=> Tỉ lệ đường kính nguyên tử và đường kính hạt nhân:

=> Đường kính nguyên tử lớn hơn rất nhiều so với đường kính hạt nhân


CH

8. Dựa vào Bảng 2.1, hãy lập tỉ lệ khối lượng của một proton với khối lượng của một electron. Kết quả này nói lên điều gì?

 

Phương pháp giải:

Tỉ lệ khối lượng 1 proton với 1 electron 

Lời giải chi tiết:

Tỉ lệ khối lượng 1 proton với 1 electron: 

=> Khối lượng 1 electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng 1 proton

=> Có thể coi khối lượng nguyên tử = khối lượng hạt nhân do khối lượng của electron không đáng kể so với khối lượng của proton và neutron


LT

Nguyên tử oxygen -16 có 8 proton, 8 neutron và 8 electron. Tính khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị gam và amu

Phương pháp giải:

Khối lượng nguyên tử = số p x khối lượng p + số n x khối lượng n + số e x khối lượng e

Lời giải chi tiết:

Khối lượng p = 1,673.10-24 gam = 1 amu

Khối lượng n = 1,675.10-24 gam = 1 amu

Khối lượng e = 9,11.10-28 gam = 0,00055 amu

- Khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị gam:

8 x 1,673.10-24 + 8 x 1,675.10-24 + 8 x 9,11.10-28 = 2,679.10-23 gam

- Khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị amu:

8 x 1 + 8 x 1 + 8 x 0,00055 = 16,0044 amu


VD

Sử dụng sơ đồ tư duy để mô tả cấu tạo nguyên tử và hệ thống hóa kiến thức của bài học

Phương pháp giải:

- Nội dung chính bài học:

   + Cấu tạo nguyên tử

   + Kích thước nguyên tử, hạt nhân

   + Khối lượng của proton, electron, neutron => Khối lượng nguyên tử

Lời giải chi tiết:


BT1

Bài 1: Hãy cho biết dữ kiện nào trong thí nghiệm của Rutherford chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 2.4

 

Lời giải chi tiết:

- Khi bắn các hạt α vào lá vàng, hầu hết các hạt α đi thẳng, không va vào hạt nào (trừ các hạt va vào hạt nhân)

=> Nguyên tử có cấu tạo rỗng


BT2

Bài 2: Thông tin nào sau đây không đúng?

A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu

B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu

C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu

D. Nguyên tử trung hòa về điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân

Phương pháp giải:

- Thành phần cấu tạo của nguyên tử:

   + Hạt nhân: proton (mang điện dương) và neutron (không mang điện) có khối lượng gần bằng 1 amu

   + Vỏ nguyên tử: electron (mang điện âm) có khối lượng gần bằng 0 amu

Lời giải chi tiết:

Thông tin ở đáp án B không đúng vì electron nằm ở lớp vỏ, không nằm ở trong hạt nhân

Đáp án B


BT3

Bài 3: Mỗi phát biểu dưới đây mô tả loại hạt nào trong nguyên tử?

a) Hạt mang điện tích dương

b) Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện

c) Hạt mang điện tích âm

Phương pháp giải:

- Thành phần cấu tạo của nguyên tử:

   + Hạt nhân: proton (mang điện dương) và neutron (không mang điện)

   + Vỏ nguyên tử: electron (mang điện âm)

Lời giải chi tiết:

a) Hạt mang điện tích dương => Proton

b) Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện => Neutron

c) Hạt mang điện tích âm => Electron


BT4

Bài 4: a) Cho biết 1g electron có bao nhiêu hạt

b) Tính khối lượng của 1 mol electron (biết hằng số Avogadro có giá trị là 6,022x1023)

Phương pháp giải:

a)

1 electron có khối lượng = 9,11.10-28 gam

b)

1 electron có khối lượng = 9,11.10-28 gam

1 mol electron có 6,022x1023 hạt electron

Lời giải chi tiết:

a)

1 electron có khối lượng = 9,11.10-28 gam

\( = \frac{1}{{9,{{11.10}^{ - 28}}}} = 1,098{\rm{ }} \times {\rm{ }}{10^{27}}\;\) (hạt)

b)

1 electron có khối lượng = 9,11.10-28 gam

1 mol electron có 6,022x1023 hạt electron

=> Khối lượng 1 mol electron = 9,11.10-28 x 6,022x1023 = 5,49.10-4 gam


Lý thuyết

Xem thêm lời giải SGK Hóa 10 - Chân trời sáng tạo

Để học tốt SGK Hóa 10 - Chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập SGK Hóa 10 - Chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm