Bài 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5 phần bài tập bổ sung trang 64 SBT toán 9 tập 2
Bài làm:
Bài IV.1
Cho hàm số \(y = - 3{x^2}\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
A) Khi \(0 < x < 15,\) hàm số đồng biến
B) Khi \(-1 < x < 1,\) hàm số đồng biến
C) Khi \(-15 < x < 0,\) hàm số đồng biến
D) Khi \(-15 < x < 1,\) hàm số đồng biến
Phương pháp giải:
Sử dụng:
Hàm số \(y=ax^2\,(a\ne 0)\) với \(a<0\) thì đồng biến khi \(x<0\) và nghịch biến khi \(x>0.\)
Lời giải chi tiết:
Hàm số: \(y = - 3{x^2}\) đồng biến khi \(x<0\) và nghịch biến khi \(x>0.\)
Nên khi \(-15 < x < 0\) thì hàm số đồng biến.
Chọn C.
Bài IV.2
Muốn tìm hai số khi biết tổng của chúng bằng \(S,\) tích của chúng bằng \(P\) thì ta giải phương trình nào sau đây?
A) \({x^2} + Sx + P = 0\)
B) \({x^2} - Sx + P = 0\)
C) \({x^2} - Sx - P = 0\)
D) \({x^2} + Sx - P = 0\)
Phương pháp giải:
Sử dụng: Hai số có tổng là \(S\) và có tích là \(P\) là nghiệm của phương trình \(x^2-Sx+P=0.\)
Lời giải chi tiết:
Muốn tìm hai số khi biết tổng bằng S, tích của chúng bằng P thì ta phải giải phương trình \({x^2} - Sx + P = 0.\)
Chọn B.
Bài IV.3
Giải các phương trình:
a) \(\displaystyle {x^3} + 4{x^2} + x - 6 = 0\)
b) \(\displaystyle {x^3} - 2{x^2} - 5x + 6 = 0\)
c) \(\displaystyle 2{x^4} + 2\sqrt 2 {x^3} + \left( {1 - 3\sqrt 2 } \right){x^2} \)\(\displaystyle - 3x - 4 = 0\)
d) \(\displaystyle \left( {2{x^2} + 7x - 8} \right)\left( {2{x^2} + 7x - 3} \right) \)\(\displaystyle - 6 = 0\)
Phương pháp giải:
Phân tích vế trái thành nhân tử để đưa phương trình về dạng phương trình tích
\(\displaystyle A\left( x \right).B\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
A\left( x \right) = 0\\
B\left( x \right) = 0
\end{array} \right.\)
Lời giải chi tiết:
a) \(\displaystyle {x^3} + 4{x^2} + x - 6 = 0 \)
\(\displaystyle \Leftrightarrow {x^3} + 2{x^2} + 2{x^2} + 4x - 3x - 6 = 0 \)
\(\displaystyle \Leftrightarrow {x^2}\left( {x + 2} \right) + 2x\left( {x + 2} \right) \)\(\displaystyle - 3\left( {x + 2} \right) = 0 \)
\(\displaystyle \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} + 2x - 3} \right) = 0 \)
\(\displaystyle \Leftrightarrow \left[ {\matrix{
{x + 2 = 0} \cr
{{x^2} + 2x - 3 = 0} \cr
} } \right. \)
\(\displaystyle +) \, x + 2 = 0 \Leftrightarrow x = - 2 \)
\(\displaystyle +)\,{x^2} + 2x - 3 = 0\).
Phương trình có: \(\displaystyle a + b + c =1 + 2 + \left( { - 3} \right) = 0\) nên có hai nghiệm:
\(\displaystyle {x_1} = 1;{x_2} = {{ - 3} \over 1} = - 3\)
Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm: \(\displaystyle {x_1} = - 2;{x_2} = 1;{x_3} = - 3\)
b)
\(\displaystyle \eqalign{
& {x^3} - 2{x^2} - 5x + 6 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^3} - {x^2} - {x^2} + x - 6x + 6 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2}\left( {x - 1} \right) - x\left( {x - 1} \right) - 6\left( {x - 1} \right) = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} - x - 6} \right) = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left[ {\matrix{
{x - 1 = 0} \cr
{{x^2} - x - 6 = 0} \cr
} } \right. \cr} \)
\(\displaystyle +) \,x - 1 = 0 \Leftrightarrow x = 1 \)
\(\displaystyle +)\, {x^2} - x - 6 = 0 (*) \)
Ta có: \(\displaystyle \Delta = {\left( { - 1} \right)^2} - 4.1.\left( { - 6} \right) \)\(\displaystyle = 1 + 24 = 25 > 0 \)
Suy ra \(\displaystyle \sqrt \Delta = \sqrt {25} = 5 \)
Do đó, phương trình (*) có hai nghiệm: \(\displaystyle {x_1} = {{1 + 5} \over {2.1}} = 3 \)
và \(\displaystyle {x_2} = {{1 - 5} \over {2.1}} = - 2 \)
Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm: \(\displaystyle {x_1} = 1;{x_2} = 3;{x_3} = - 2\)
c) \(\displaystyle 2{x^4} + 2\sqrt 2 {x^3} + \left( {1 - 3\sqrt 2 } \right){x^2} \)\(\displaystyle - 3x - 4 = 0 \)
\(\displaystyle \Leftrightarrow 2{x^4} + 2\sqrt 2 {x^3} + {x^2} \)\(\displaystyle - 3\sqrt 2 {x^2} - 3x - 4 = 0 \)
\(\displaystyle \Leftrightarrow {\left( {\sqrt 2 {x^2} + x} \right)^2} \)\(\displaystyle - 3\left( {\sqrt 2 {x^2} + x} \right) - 4 = 0 \)
Đặt \(\displaystyle \sqrt 2 {x^2} + x = t,\) ta có phương trình: \(\displaystyle {t^2} - 3t - 4 = 0\)
Phương trình này có: \(\displaystyle a - b + c =1 - \left( { - 3} \right) + \left( { - 4} \right) = 0\)
Suy ra có hai nghiệm: \(\displaystyle {t_1} = - 1;{t_2} = - {{ - 4} \over 1} = 4\)
Với \(\displaystyle t = - 1 \Rightarrow \sqrt 2 {x^2} + x + 1 = 0 \,(1)\)
Ta có: \(\displaystyle \Delta = 1 - 4.\sqrt 2 .1 = 1 - 4\sqrt 2 < 0\) nên phương trình (1) vô nghiệm
Với \(\displaystyle t = 4 \Rightarrow \sqrt 2 {x^2} + x = 4\)\(\displaystyle \Leftrightarrow \sqrt 2 {x^2} + x - 4 = 0\,(2)\)
Ta có: \(\displaystyle \Delta = {1^2} - 4.\sqrt 2 .\left( { - 4} \right) = 1 + 16\sqrt 2 > 0 \)
\(\displaystyle \sqrt \Delta = \sqrt {1 + 16\sqrt 2 } \)
Phương trình (2) có hai nghiệm:
\(\displaystyle {x_1} = {{ - 1 + \sqrt {1 + 16\sqrt 2 } } \over {2.\sqrt 2 }} \)\(\displaystyle = {{ - \sqrt 2 + \sqrt {2 + 32\sqrt 2 } } \over 4} \)
\(\displaystyle {x_2} = {{ - 1 - \sqrt {1 + 16\sqrt 2 } } \over {2.\sqrt 2 }} \)\(\displaystyle = {{ - \sqrt 2 - \sqrt {2 + 32\sqrt 2 } } \over 4} \)
Phương trình đã cho có hai nghiệm.
d) \(\displaystyle \left( {2{x^2} + 7x - 8} \right)\left( {2{x^2} + 7x - 3} \right)\)\(\displaystyle - 6 = 0 \)
\(\displaystyle \Leftrightarrow \left[ {\left( {2{x^2} + 7x - 3} \right) - 5} \right]\left( {2{x^2} + 7x - 3} \right)\)\(\displaystyle - 6 = 0 \)
\(\displaystyle \Leftrightarrow {\left( {2{x^2} + 7x - 3} \right)^2} - 5\left( {2{x^2} + 7x - 3} \right) \)\(\displaystyle - 6 = 0 \)
Đặt \(\displaystyle 2{x^2} + 7x - 3 = t,\) ta có phương trình: \(\displaystyle {t^2} - 5t - 6 = 0\)
Phương trình này có: \(\displaystyle a - b + c = 1 - \left( { - 5} \right) + \left( { - 6} \right) = 0\) nên có hai nghiệm:
\(\displaystyle {t_1} = - 1;{t_2} = - {{ - 6} \over 1} = 6\)
Với \(\displaystyle t = -1\) ta có:
\(\displaystyle \eqalign{
& 2{x^2} + 7x - 3 = - 1 \Leftrightarrow 2{x^2} + 7x - 2 = 0 \cr
& \Delta = {7^2} - 4.2.\left( { - 2} \right) = 49 + 16 = 65 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt {65} \cr
& {x_1} = {{ - 7 + \sqrt {65} } \over {2.2}} = {{ - 7 + \sqrt {65} } \over 4} \cr
& {x_2} = {{ - 7 - \sqrt {65} } \over {2.2}} = {{ - 7 - \sqrt {65} } \over 4} \cr} \)
Với \(\displaystyle t = 6,\) ta có: \(\displaystyle 2{x^2} + 7x - 3 = 6 \Leftrightarrow 2{x^2} + 7x - 9 = 0\)
Phương trình này có : \(\displaystyle a + b + c = 2 + 7 + \left( { - 9} \right) = 0\) nên có hai nghiệm:
\(\displaystyle {x_1} = 1;{x_2} = - {9 \over 2}\)
Vậy phương trình đã cho có 4 nghiệm:
\(\displaystyle {x_1} = {{ - 7 + \sqrt {65} } \over 4};{x_2} = {{ - 7 - \sqrt {65} } \over 4};\)\(\displaystyle {x_3} = 1;{x_4} = - {9 \over 2}\)
Bài IV.4
Cho phương trình: \({x^2} + px + 1 = 0\) có hai nghiệm. Xác định \(p\) biết rằng tổng các bình phương của hai nghiệm bằng \(254.\)
Phương pháp giải:
Phương trình \(ax^2+b x+c=0\,(a\ne 0\) có hai nghiệm \(x_1;x_2\) khi \(\Delta \ge 0\)
Theo hệ thức Vi-et ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\
{x_1}{x_2} = \dfrac{c}{a}
\end{array} \right.\)
Lời giải chi tiết:
Phương trình đã cho có hai nghiệm \(x_1;x_2\) thì \(\Delta \ge 0\)
Ta có: \( \Delta = {p^2} - 4 \)
\( \Rightarrow {p^2} - 4 \ge 0 \Leftrightarrow {p^2} \ge 4\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
p > 2\\
p < - 2
\end{array} \right.\)
Theo hệ thức Vi-ét ta có: \({x_1} + {x_2} = - p;{x_1}{x_2} = 1\)
Theo bài ra ta có: \({x_1}^2 + {x_2}^2 = 254\)
\(\eqalign{
& \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = 254 \cr
& \Leftrightarrow {p^2} - 2.1 = 254 \cr
& \Leftrightarrow {p^2} = 256 \cr
& \Leftrightarrow \left[ {\matrix{
{p = 16} \cr
{p = - 16} \cr} } \right. \cr} \)
Cả hai giá trị đều thỏa mãn điều kiện.
Vậy với \(p = 16\) hoặc \(p = -16\) thì phương trình có hai nghiệm thỏa mãn \({x_1}^2 + {x_2}^2 = 254.\)
Bài IV.5
Cho phương trình: \(\displaystyle {x^4} - 13{x^2} + m = 0\). Tìm các giá trị của \(\displaystyle m\) để phương trình:
a) Có 4 nghiệm phân biệt
b) Có 3 nghiệm phân biệt
c) Có 2 nghiệm phân biệt
d) Có một nghiệm
e) Vô nghiệm.
Phương pháp giải:
Đặt \(\displaystyle x^2=t\ge 0\), đưa phương trình đã cho về phương trình bậc hai một ẩn rồi biện luận số nghiệm theo \(\displaystyle \Delta, \,S, \, P.\)
Lời giải chi tiết:
Cho phương trình: \(\displaystyle {x^4} - 13{x^2} + m = 0\) (1)
Đặt \(\displaystyle {x^2} = t \,(t \ge 0),\) ta có phương trình: \(\displaystyle {t^2} - 13t + m = 0\) (2)
\(\displaystyle \Delta = 169 - 4m\)
a) Phương trình (1) có 4 nghiệm phân biệt khi phương trình (2) có hai nghiệm \(\displaystyle t_1,t_2\) dương phân biệt. Khi đó:
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
\Delta = 169 - 4m > 0\\
{t_1} + {t_2} = 13 > 0\\
{t_1}.{t_2} = m > 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m < \dfrac{{169}}{4}\\
m > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow 0 < m < \dfrac{{169}}{4}
\end{array}\)
b) Phương trình (1) có ba nghiệm phân biệt khi phương trình (2) có 1 nghiệm số dương và 1 nghiệm bằng \(\displaystyle 0\) khi:
\(\displaystyle \left\{ {\matrix{
{\Delta = 169 - 4m > 0} \cr
{{t_1} + {t_2} = 13 > 0} \cr
{{t_1}.{t_2} = m = 0} \cr
} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{\displaystyle m < { {169} \over 4}} \cr
{m = 0} \cr} } \right. \Leftrightarrow m = 0} \right.\)
c) Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt khi phương trình (2) có nghiệm kép dương hoặc có 1 nghiệm dương và một nghiệm âm (tức hai nghiệm trái dấu)
+) Phương trình (2) có một nghiệm số kép khi và chỉ khi \(\displaystyle \Delta = 169 - 4m = 0\)
\(\displaystyle \Leftrightarrow m = {{169} \over 4} \Rightarrow {t_1} = {t_2} = {{13} \over 2}>0\) (thỏa mãn)
+) Phương trình (2) có một nghiệm số dương và một nghiệm số âm khi
\(\displaystyle \left\{ {\matrix{
{\Delta = 169 - 4m > 0} \cr
{{t_1}.{t_2} = m < 0} \cr
} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{\displaystyle m < {{169} \over 4}} \cr
{m < 0} \cr} \Leftrightarrow m < 0} \right.} \right.\)
Vậy với \(\displaystyle m = {{169} \over 4}\) hoặc \(\displaystyle m < 0\) thì phương trình (1) có 3 nghiệm phân biệt.
d) Phương trình (1) có một nghiệm khi phương trình (2) có 1 nghiệm số kép bằng 0 hoặc phương trình (2) có một nghiệm bằng 0 và một nghiệm số âm.
Theo câu c) ta thấy phương trình (2) có nghiệm số kép \(\displaystyle {t_1} = {t_2} = {{13} \over 2} \ne 0\) (loại)
Nếu phương trình (2) có một nghiệm \(\displaystyle t_1 = 0\) thì theo hệ thức Vi-ét ta có:
\(\displaystyle {t_1} + {t_2} = 13 \)\(\displaystyle \Rightarrow {t_2} = 13 - {t_1} = 13 - 0 = 13 > 0\)
Vậy không có giá trị nào của m để phương trình (1) chỉ có 1 nghiệm.
e) Phương trình (1) vô nghiệm khi phương trình (2) có 2 nghiệm số âm hoặc vô nghiệm.
Nếu phương trình (2) có 2 nghiệm âm thì theo hệ thức Vi-ét ta có:
\(\displaystyle {t_1} + {t_2} = 13 > 0\) vô lý
Vậy phương trình (1) vô nghiệm khi phương trình (2) vô nghiệm.
Suy ra: \(\displaystyle \Delta = 169 - 4m < 0 \Leftrightarrow m > {{169} \over 4}\)
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Bài tập ôn chương 4 - Hàm số y=ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Xem thêm lời giải SBT Toán lớp 9
PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 9 TẬP 1
PHẦN HÌNH HỌC - SBT TOÁN 9 TẬP 1
PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 9 TẬP 2
- 👉 CHƯƠNG 3: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
- 👉 CHƯƠNG 4: HÀM SỐ y=ax^2 (a ≠ 0) . PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN
PHẦN HÌNH HỌC - SBT TOÁN 9 TẬP 2
CHƯƠNG 1: CĂN BẬC HAI. CĂN BẬC BA
- 👉 Bài 1. Căn bậc hai
- 👉 Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
- 👉 Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- 👉 Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- 👉 Bài 5. Bảng căn bậc hai
- 👉 Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- 👉 Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- 👉 Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
- 👉 Bài 9. Căn bậc ba
- 👉 Ôn tập chương 1 - Căn bậc hai. Căn bậc ba
CHƯƠNG 2: HÀM SỐ BẬC NHẤT
- 👉 Bài 1. Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số
- 👉 Bài 2. Hàm số bậc nhất
- 👉 Bài 3. Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0)
- 👉 Bài 4. Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau
- 👉 Bài 5. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b
- 👉 Ôn tập chương 2 - Hàm số bậc nhất
CHƯƠNG 1: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG
- 👉 Bài 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
- 👉 Bài 2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn
- 👉 Bài 3. Bảng lượng giác
- 👉 Bài 4. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
- 👉 Bài 5. Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn
- 👉 Ôn tập chương 1 - Hệ thức lượng trong tam giác vuông
CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG TRÒN
- 👉 Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
- 👉 Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
- 👉 Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
- 👉 Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
- 👉 Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
- 👉 Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
- 👉 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
- 👉 Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
- 👉 Ôn tập chương 2 - Đường tròn
CHƯƠNG 3: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
- 👉 Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
- 👉 Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- 👉 Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
- 👉 Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
- 👉 Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
- 👉 Ôn tập chương 3 - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
CHƯƠNG 4: HÀM SỐ y=ax^2 (a ≠ 0) . PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN
- 👉 Bài 1. Hàm số bậc hai y=ax^2 (a ≠ 0)
- 👉 Bài 2. Đồ thị của hàm số bậc hai
- 👉 Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
- 👉 Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
- 👉 Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
- 👉 Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
- 👉 Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
- 👉 Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
- 👉 Bài tập ôn chương 4 - Hàm số y=ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
CHƯƠNG 3: GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN
- 👉 Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
- 👉 Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
- 👉 Bài 3. Góc nội tiếp
- 👉 Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
- 👉 Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
- 👉 Bài 6. Cung chứa góc
- 👉 Bài 7. Tứ giác nội tiếp
- 👉 Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
- 👉 Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
- 👉 Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
- 👉 Bài tập ôn chương 3 - Góc với đường tròn
CHƯƠNG 4: HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN – HÌNH CẦU
- 👉 Bài 1. Hình trụ. Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ
- 👉 Bài 2. Hình nón. Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
- 👉 Bài 3. Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu
- 👉 Ôn tập chương 4 - Hình trụ - Hình nón - Hình cầu
BÀI TẬP ÔN TẬP CUỐI NĂM
Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Toán
- Tài liệu Dạy - học Toán 9
- SBT Toán lớp 9
- Vở bài tập Toán 9
- SGK Toán lớp 9
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 9
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 9
- SBT Hóa lớp 9
- SGK Hóa lớp 9
- Giải môn Hóa học lớp 9
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 9
- SBT Sinh lớp 9
- Vở bài tập Sinh học 9
- SGK Sinh lớp 9
- Giải môn Sinh học lớp 9
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 9 mới
- Đề thi vào 10 môn Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9
- SBT Tiếng Anh lớp 9 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9 Mới