Bài 8 trang 176 Tài liệu dạy – học Toán 7 tập 1

Giải bài tập Cho tam giác DEF cân tại D. Gọi M là trung điểm của DE, N là trung điểm của DF.

Đề bài

Cho tam giác DEF cân tại D. Gọi M là trung điểm của DE, N là trung điểm của DF.

a) Chứng minh rằng EN = FM.

b) Gọi K là giao điểm của EN với FM. Chưng sminh rằng tam giác KEF cân.

c) Chứng minh rằng DK là phân giác \(\widehat {EDF}\)

d) DK cắt EF tại H. Biết DE = 10 cm, EF = 12 cm. Tính DH.

Lời giải chi tiết

 

a)Ta có: \(DM = ME = {{DE} \over 2}\)   (M là trung điểm của DE)

\(DN = NF = {{DF} \over 2}\)   (N là trung điểm của DF)

Mà DE = DF (tam giác DEF cân tại D)

Do đó: DM = ME = DN = NF.

Xét tam giác DEN và DFM ta có:

DN = DM (chứng minh trên)

\(\widehat {EDN} = \widehat {FDN}\)   (góc chung)

DE = DF (tam giác DEF cân tại D)

Do đó: \(\Delta DEN = \Delta DFM(c.g.c) \Rightarrow EN = FM.\)

b) Ta có: \(\widehat {DEF} = \widehat {DFE}(\Delta DEF\)  cân tại D) \(\Rightarrow \widehat {DEN} + \widehat {KEF} = \widehat {DFM} + \widehat {KFE}\)

Mà \(\widehat {DEN} = \widehat {DFM}(\Delta DEN = \Delta DFM)\)  . Do đó: \(\widehat {KEF} = \widehat {KFE}.\)

Vậy tam giác KEF cân tại K.

c) Xét tam giác DEK và DFK ta có:

DE = DF (tam giác DEF cân tại D)

\(\widehat {DEK} = \widehat {DFK}(\Delta DEN = \Delta DFM)\)

EK = FK (chứng minh câu b)

Do đó: \(\Delta DEK = \Delta DFK(c.g.c) \Rightarrow \widehat {EDK} = \widehat {FDK}.\)

Vậy DK là tia phân giác của góc EDF.

d) Xét tam giác DHE và DHF ta có:

DH là cạnh chung

DE = DF (tam giác DEF cân tại D)

\(\widehat {EDH} = \widehat {FDH}\)   (chứng minh câu c)

Do đó: \(\Delta DHE = \Delta DHF(c.g.c) \Rightarrow \widehat {DHE} = \widehat {DHF}\)

Mà \(\widehat {DHE} + \widehat {DHF} = {180^0}\)   (kề bù)

Nên \(\widehat {DHE} + \widehat {DHE} = {180^0} \Rightarrow 2\widehat {DHE} = {180^0} \Rightarrow \widehat {DHE} = {90^0}.\)

Ta có: \(EH = HF = {{EF} \over 2} = {{12} \over 2} = 6cm(\Delta DHE = \Delta DHF)\)

Tam giác HDE vuông tại H:

\(D{E^2} = D{H^2} + E{H^2}\)   (định lí Pythagore)

Do đó: \(D{H^2} = D{E^2} - E{H^2} = {10^2} - {6^2} = 100 - 36 = 64\)

Mà DH > 0. Vậy \(DH = \sqrt {64}  = 8(cm).\)

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải Tài liệu Dạy - học Toán 7

Giải bài tập Tài liệu Dạy - học Toán lớp 7, đầy đủ công thức, lý thuyết, định lí, chuyên đề toán. Phát triển tư duy đột phá trong dạy học Toán 7, để học tốt dạy học Toán 7

CHƯƠNG 1. SỐ HỮU TỈ - SỐ THỰC

CHƯƠNG 2: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ

CHƯƠNG 1: ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC – ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

CHƯƠNG 2. TAM GIÁC

CHƯƠNG 3: THỐNG KÊ

CHƯƠNG 4. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRONG TAM GIÁC – CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY CỦA TAM GIÁC

ÔN TẬP CUỐI NĂM - TÀI LIỆU DẠY-HỌC TOÁN 7

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm