Bình luận về danh và thực - Ngữ Văn 12
Bài làm:
Danh và thực là hai khái niệm gắn liền với con người và xã hội. Đó cũng là hai phạm trù có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. Bàn về danh và thực, có rất nhiều vấn đề khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Danh là tiếng tăm. Có người tiếng tăm lừng lẫy thiên hạ: nhưng phần lớn đều là tiểu tốt vô danh. Chữ danh thường đi kèm với các từ ngữ khác để có một nghĩa rộng hơn: danh giá, danh dự, tài danh, khoa danh, hữu danh, vô danh, thanh danh, công danh.. Danh dự, vinh danh và giá trị của một người rất khó phân giải. Danh tiếng càng lớn thì địa vị càng cao; rất nhiều người nổi tiếng rồi nhờ danh tiếng ấy mà kiếm được nhiều tiền. Các “sao” hiện nay trên vũ trường, kịch trường, các minh tinh màn bạc hiện nay cho ta rõ sự thật đó.
Danh luôn gắn với tài và đức. Có thực tài mới có thực danh. Có đức, có tài mới có danh. Chế độ khoa cử ngày xưa là để chọn nhân tài; những ông trạng, ông nghè là những người tài danh, có thực danh. Thời kháng chiến, trong nhân dân đã xuất hiện bao anh hùng. Đó là những tài danh đã đem xương máu lập nên bao chiến công, tô thắm lá cờ Tổ quốc thêm đỏ chói. Thành ngữ “hữu danh vô thực” là sự đánh giá về “cái tủi” và “cái thực" của một loại người nào đó trong xà hội. Những “giáo sư rởm”, “tiến sĩ rởm”, “chuyên gia rởm” nhan nhản trong xã hội ta hiện nay đã làm cho mọi người hiểu rõ, hiểu sâu hơn thành ngữ “lìữu danh vô thực”. Loại cán bộ tham nhũng hiện nay, dù "cái danh” có cao chót vót tầng mây, dù có đi xe hơi, ở nhà lầu, ăn sơn hào hải vị, thực chất chì là loại sâu mọt, bị nhân dân khinh bỉ, bị đồng loại oăm ghét.
Danh không phải là một thứ, một giá trị bất biến. Có bậc tài danh nhưng sinh bất phùng thời nên đã mai danh ẩn tích. Có người đã thoái quan vi sư. Có người đã lấy “trăng thanh gió mát làm bầu bạn”. Nguyễn Trãi đã có lúc phải lui về Côn Sơn, lấy suối làm đàn cầm, lấv đá, rêu làm chiếu, lấy thông, trúc làm bóng mát để “ngâm thơ nhàn”. Văn vương phải đến bờ sông Vị Thủy để mời Lã Vọng về triều làm Thái sư; Lưu Bị phải “tam cổ thảo lư" để mời cho kì được Khổng Minh làm quân sư.. Đó là chuyện ngày xưa ớ bên Tàu. Còn ớ ta, sau ngàv Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã ân cần, đã trân trọng mời nhiều vị nhân sĩ như cụ Huỳnh Thúc Kháng ra gánh vác việc nước.
Cũng như hương sắc của hoa, danh có thể sớm nở chiều tàn. Trần Đăng Khoa nổi danh tài thơ từ lúc 7 - 8 tuổi. Sau Góc sân và khoảng trời, vườn thơ của đứa con họ Trần đã nhạt nhòa ánh trăng. Sau cái vụ “Giá Lương - Tiền” trong thập kí 80 thế kỉ XX ở nước ta, “cái danh" của một nhà thơ lớn đã bị sứt mẻ. Nhiều người vẫn nhắc lại câu ca dao châm biếm thời hãi hùng đó!
Thời Đông Tấn bên tàu (thế kỉ IV), Đào Uyên Minh chỉ nổi danh là kẻ sĩ cao khiết: treo áo mũ từ quan về quê cày ruộng, ươm cúc, uống rượu, làm thơ. Khi ông mất, Nhan Điền là bạn tri kỉ của ông, một thi bá thuở ấy, trong văn tế truy điệu chỉ ngợi ca danh tiết cao quý của Đào Uyên Minh, không có câu nào nói về thơ của bạn. Nhưng từ mấy thế kỉ nay, người ta đã hết lời ngợi ca phong cách thơ giản dị, sâu sắc của thi sĩ họ Đào, xếp ông ngang hàng với Khuất Nguyên, Lí Bạch, Đỗ Phủ... những đại thi hào cùa Trung Quốc thời cổ đại.
Như trăng, sao có khi tỏ khi mờ, cái danh của các nhân tài, hiển tài cũng vậy. Nhân tài. hiền tài là vấn quý của quốc gia, cần được vun trồng, ưu ái. Có vua sáng mới có tôi hiền, mới có thịnh trị. Hôn quân bạo chúa coi nhân tài như cỏ rác. Thủa “bình ngô”, Nguyễn Trãi mới có thế phát huy tài năng. “viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời”, nhưng năm 1442, Nguyễn Trãi đã chết thảm khốc trong vụ án Lệ Chi Viên!
Thời Nam Tống, Tể tướng Tần Cối đã dùng 12 kim bài đô sát hại Nhạc Phi, một vị trung thần, một vị danh tướng. Ai đã từng nhìn tận mắt tượng Tần Cối mới hiểu thế nào là ô danh; mới thấy rõ kẻ phản bội để lại tiếng nhơ muôn đời.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, các nhà trí thức lớn như Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩ, Lương Đình Của., đã phát huy cao độ lòng yêu nước, đem tài năng hiến dâng đất nước và nhân dân. Họ đă gặp cụ Hồ. đã được cụ Hồ giao phó trọng trách và đãi ngộ, làm nên bao sự tích to lớn, đúng là “rồng gặp mây”. Nếu coi trí thức là “cục phân” thì sẽ xảy ra bao bi kịch, bao tổn thất to lớn cho xã hội. Đó là một sự thật đau đớn! Nhân tài phải được trọng dụng để phát huy. Cái thói đố kị tài năng thường dễ xảy ra, nhất là những nơi mất đoàn kết nội bộ, bị bọn cơ hội thao túng.
Vì danh và mệnh trong con mắt người đời có giá trị ngang nhau, cho nên nhiều người vì hám danh mà không từ bất cứ một thủ đoạn nào: chạy chức, chạy quyền, chạy khen thưởng, mua bán bằng cấp, mua quan bán tước... Có người vì hư danh mà “làm láo báo cáo hay", vì hư danh mà đánh mất chính bản thân mình, như tục ngữ đã nói: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.
Có tài mới có danh. Có danh mới có quyền thế, bổng lộc. Có thực tài mới có thực danh. Kẻ sĩ chân chính xưa nay đều là người đức trọng tài cao, nêu gương sáng về tu nhân tích đức, sống cần, kiệm, liêm, chính, hết lòng vì nước vì dân. Tên tuổi họ, công đức họ để lại tiếng thơm muôn đời mai sau.
Trái lại, có kẻ hữu danh vô thực. Cũng bằng cấp đấy, cũng chức trọng quyền cao đấy. nhưng lại là hạng người vô tích sự. Thời nào cũng vậy, sự coi trọng hư danh đã làm nảy sinh tính giả tạo. Không hề ra trận đánh giặc mà có thẻ thương binh. Chẳng có công trạng gì, thành tích gì mà có huân chương treo lủng lẳng đầy ngực. Thích khoe học vị, học hàm ầm ĩ. Vì danh luôn luôn đi liền với lợi; danh lợi là cái bả. Có kẻ chìm đắm trong vòng danh lợi mà thân bại danh liệt. Nhà thơ Tú Xương trong bài Chúc Tết đã châm biếm:
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang,
Đứa thì mua tước, đứa mua quan
Phen này, ông quyết định đi buôn lọng.
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng!
Thật buồn cười mà đau lòng. Có đứa con bất hiếu nhưng khi cha mẹ qua đời lại khóc lóc thảm thiết, tổ chức ma chay om sòm, kèn trống ầm ĩ. Lại có ả đàn bà dâm đãng nhưng trước mặt chồng lại tỏ ra chính chuyên.
Cổ nhân có nói: “Danh chi vu thục”. Qua đó, muốn nhắc nhở mọi người phải coi trọng tài danh, thực danh, thanh danh, công danh... và đừng vì hám danh, háo danh mà làm méo mó nhân cách, mà đánh mất bản tính của mình.
Ở đời, ai cũng muốn có nhiều tài năng để mưu sinh, để thi thố công danh với thiên hạ.
Có tài năng bẩm sinh, nhưng tất cả đều phải học tập và rèn luyện, trải qua nhiều gian khổ, bền bỉ để “mài sắt nên kim”. Phải khiêm tốn học hỏi, chớ tự kiêu tự đại, mà bông hoa tài năng sớm lụi tàn!
Tài năng chỉ có thể phát huy rực rỡ trên tâm đức. Tâm đức càng sáng, càng trong thì tài năng mới nở rộ. Đức trọng tài cao là cốt cách kẻ sĩ, bất cứ thời nào cũng thế.
Nghĩ về danh và thực, lúc nào tôi cũng nghĩ và nhớ tới hai câu thơ của Ức Trai trong Quốc âm thi tập:
Mấy kể công danh nhàn lẵng đẵng,
Mồ hoang cỏ lục thấy ai đâu?
(Tự thuật - bài số 10)
xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Nghị luận xã hội về hành động và cách ứng xử
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Tuân Tử nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy". Suy nghĩ gì về câu nói trên - Ngữ Văn 12
- 👉 Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của mình về ý nghĩa của câu tục ngữ: "Hợp quần gây sức mạnh" - Ngữ Văn 12
- 👉 "Trăm hay không bằng tay quen" - Ngữ Văn 12
- 👉 "Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp". Hãy bàn luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường - Ngữ Văn 12
- 👉 Suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay - Ngữ Văn 12
- 👉 Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vấn đề tôn sư trọng đạo trong truyền thống đạo lí của dân tộc ta - Ngữ Văn 12
- 👉 "Người bạn tốt nhất là người ở lại với ta khi mọi người bỏ ta mà đi". Hãy phát biểu vể vẻ đẹp của tình bạn - Ngữ Văn 12
- 👉 Một lần, trả lời câu hỏi của các cô con gái: “Đức tính mà cha quý nhất là gì?". Các Mác đã trả lời bằng hai tiếng “giản dị". Anh (chị) hiểu thế nào về đức tính ấy? - Ngữ Văn 12
- 👉 Chứng minh câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"
- 👉 Bạn nghĩ như thế nào khi nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyên) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn" - Ngữ Văn 12
- 👉 Nghị luận về tôn sư trọng đạo - Ngữ Văn 12
- 👉 Bàn luận về đức tính siêng năng cần cù - Ngữ Văn 12
- 👉 Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ
- 👉 "Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết". Bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? - Ngữ Văn 12
- 👉 Nghị luận xã hội về tình bạn
- 👉 Bình luận về vấn đề gương, noi gương và nêu gương - Ngữ Văn 12
- 👉 Bàn tay ơi cứu giúp em thơ tìm được những giấc mơ
- 👉 Tuân Tử nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy". Em nghĩ gì về câu nói trên? - Ngữ Văn 12
- 👉 Bình luận về đức tính siêng năng cần cù của con người - Ngữ Văn 12
- 👉 "Điều tốt đẹp nhất bạn có thể làm cho người khác không phải chia sẻ sự giàu có của mình mà là giúp anh ấy nhận ra sự giàu có của thân"
- 👉 Suy nghĩ về: Tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi người - Ngữ Văn 12
- 👉 Suy nghĩ về đức tính tự tin - Ngữ Văn 12
- 👉 Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người - Ngữ Văn 12
- 👉 Suy nghĩ về câu nói khi nhà triết học Hi Lạp Dê-nông nói với một người bẻm mép: "Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn" - Ngữ Văn 12
Xem thêm lời giải Văn mẫu 12
Nghị luận xã hội lớp 12
- 👉 Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- 👉 Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- 👉 Nghị luận vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
- 👉 Viết bài tập làm văn số 1: Nghị luận xã hội
- 👉 Viết bài tập làm văn số 2: Nghị luận xã hội
- 👉 Viết bài tập làm văn số 3: Nghị luận văn học
Nghị luận văn học lớp 12
- 👉 Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
- 👉 Tây Tiến - Quang Dũng
- 👉 Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
- 👉 Đất nước - Nguyễn Đình Thi
- 👉 Sóng - Xuân Quỳnh
- 👉 Đàn ghita của Lorca - Thanh Thảo
- 👉 Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
- 👉 Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- 👉 Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
- 👉 Vợ nhặt - Kim Lân
- 👉 Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- 👉 Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
- 👉 Dọn về làng - Nông Quốc Chấn
- 👉 Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- 👉 Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
- 👉 Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
- 👉 Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
- 👉 Thuốc - Lỗ Tấn
- 👉 Số phận con người - Sô-lô-khốp
- 👉 Ông già và biển cả - Hê-minh-uê
Xem Thêm
Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 12
- SBT Toán lớp 12 Nâng cao
- SBT Toán 12 Nâng cao
- SGK Toán 12 Nâng cao
- SBT Toán lớp 12
- SGK Toán lớp 12
Vật Lý
- SBT Vật lí 12 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 12 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 12
- SGK Vật lí lớp 12
- Giải môn Vật lí lớp 12
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12
- SBT Hóa học 12 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 12
- SGK Hóa lớp 12
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
- Soạn văn 12
- SBT Ngữ văn lớp 12
- Luyện dạng đọc hiểu
- Văn mẫu 12
- Soạn văn 12 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 12
- Soạn văn 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn 12
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12
- Giải môn Sinh học lớp 12
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 12 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 12
- Ngữ pháp Tiếng Anh
- SGK Tiếng Anh 12
- SBT Tiếng Anh lớp 12 mới
- SGK Tiếng Anh 12 Mới