"Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp". Hãy bàn luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường - Ngữ Văn 12
Bài làm:
Mười hai năm đèn sách, sắp ra trường, ai mà chẳng mong chọn được một nghề nghiệp cho cuộc đời mình như ông cha ta vẫn thường nói “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.
Nhưng chọn ngành nghề như thế nào? Hãy nghe lời khuyên của nhà khoa học Pa-xtơ: ‘'Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. Đúng như vậy. Nghề nghiệp chỉ là công việc của mỗi con người trong xã hội, còn danh giá là giá trị của con người đó đối với xã hội. Cho nên bản thân nghề nghiệp không thể làm nên danh giá cho con người. Không thể nói người thầy giáo danh giá hơn người thầy thuốc hay người công nhân danh giá hơn người nông dân... bởi nghề nào trong xã hội cũng đều cao quý, đều cần thiết. Nhưng ngược lại, “chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp” - đây mới là nghề nghiệp của mình thì lúc ấy xã hội mới thấy được giá trị của nó và nghề ấy mới có danh giá. Thử hỏi, nếu những người thầy giáo không hết lòng vì thế hệ trẻ của đất nước thì làm sao được nhân dân tôn vinh là “kĩ sư của tâm hồn”; những người thầy thuốc không yêu thương cứu chữa người bệnh thì cũng không thể được vinh danh là “lương y như từ mẫu?” Giá trị của nghề dạy học và nghề chữa bệnh chỉ được tạo nên từ chính những người thầy giáo và những người thầy thuốc là như vậy. Và những nghề khác cũng như thế. Vì vậy, yếu tố quyết định ở đây là con người chứ không phải nghề nghiệp.
Trên ý nghĩa đó, câu nói của Pa-xtơ gợi cho ta điều gì trong việc chọn ngành nghề khi sắp ra trường? Trước hết, nếu "nghề nghiệp không làm danh giá cho con người” thì có cần phải chạy theo các nghề “thời thượng” trong xã hội, chẳng hạn như kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, y dược, bách khoa..? Một sự “chạy theo” như thế có hợp lí không? Đối với các bạn yêu thích và có năng lực về các ngành nghề đó thì không sao, nhưng đối với các bạn chỉ “chạy theo” vì cảm tính, vì phong trào thì cần suv nghĩ lại, bởi tiêu chí quan trọng nhất để chọn ngành nghề là phù hợp với bản thân mình chứ không phải chọn ngành nghề để có “danh giá!” Danh giá ở đây là danh giá cho chính mình, nhưng bản thân “nghề nghiệp không làm danh giá cho con người” thì một sự “chạy theo” như thế chỉ là ảo tưởng, làm sao có danh giá thực được? Vả lại, nếu ai cũng chạy theo những ngành nghề dó, thì những ngành nghề khác sẽ thế nào? ở đây còn có vấn đề nhu cầu của đất nước, yêu cầu cúa sự nghiệp cách mạng nữa. Chúng ta sống trong cộng đồng dân tộc chứ đâu phải chỉ sống riêng một mình, vì vậy cũng phải có trách nhiệm với dân tộc trong việc chọn ngành nghề. Sau nữa, muốn “con người làm danh giá cho nghề nghiệp” như Pa-xtơ nói, thì phải chọn ngành nghề như thế nào để tự bản thân mình có thế làm cho nghề nghiệp ấy trở nên danh giá? Câu trả lời thật rõ ràng và tất yếu: cần phải chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình (sở thích, đam mê, năng lực...) thì mới có thể phát huy hết nhiệt tình và năng lực để làm cho nghề đó trở nên tốt đẹp, có danh giá, được xã hội thừa nhận, tôn vinh. Và một khi đã góp phần làm cho nghề nghiệp có danh giá thì cũng tức là góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, đem lại lợi ích cho xã hội, cho dân tộc. Chữ “danh giá” trong câu nói của Pa-xtơ cần được hiểu theo nghĩa rộng như vậy. Cho nên. nếu chọn nghề không phù hợp với bản thân mình, thì khó phát huy nãng lực. dễ sinh chán nản, mặc cảm tự ti, vừa không “làm danh giá cho nghề nghiệp” lại chẳng đóng góp được bao nhiêu cho đất nước. Thực tiễn cuộc sống không hiếm những trường hợp chọn nghề chạy theo hư danh như thế và đã để lại những bài học đau xót, thấm thía cho lớp trẻ chúng ta khi bước vào đời.
Chọn ngành nghề là nguyện vọng và quyền lợi riêng của mỗi người. Nhưng cần chọn sao cho phù hợp với bản thân mình đồng thời kết hợp với nhu cầu của đất nước để có thể phát huy khả năng của mình, làm danh giá cho nghề nghiệp và phục vụ cho dân tộc. Trong việc này, cần luôn nhớ rằng danh giá là do chính con người tạo ra cho mình và làm nên danh giá cho nghề nghiệp mà mình đã chọn. Mọi sự chạy theo hư danh, không chú ý đến thực chất trong việc chọn ngành nghề đều đem lại những hậu quả không tốt, có khi gây hại đến cả cuộc đời.
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Nghị luận xã hội về hành động và cách ứng xử
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Tuân Tử nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy". Suy nghĩ gì về câu nói trên - Ngữ Văn 12
- 👉 Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của mình về ý nghĩa của câu tục ngữ: "Hợp quần gây sức mạnh" - Ngữ Văn 12
- 👉 "Trăm hay không bằng tay quen" - Ngữ Văn 12
- 👉 Suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay - Ngữ Văn 12
- 👉 Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vấn đề tôn sư trọng đạo trong truyền thống đạo lí của dân tộc ta - Ngữ Văn 12
- 👉 "Người bạn tốt nhất là người ở lại với ta khi mọi người bỏ ta mà đi". Hãy phát biểu vể vẻ đẹp của tình bạn - Ngữ Văn 12
- 👉 Một lần, trả lời câu hỏi của các cô con gái: “Đức tính mà cha quý nhất là gì?". Các Mác đã trả lời bằng hai tiếng “giản dị". Anh (chị) hiểu thế nào về đức tính ấy? - Ngữ Văn 12
- 👉 Chứng minh câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"
- 👉 Bình luận về danh và thực - Ngữ Văn 12
- 👉 Bạn nghĩ như thế nào khi nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyên) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn" - Ngữ Văn 12
- 👉 Nghị luận về tôn sư trọng đạo - Ngữ Văn 12
- 👉 Bàn luận về đức tính siêng năng cần cù - Ngữ Văn 12
- 👉 Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ
- 👉 "Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết". Bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? - Ngữ Văn 12
- 👉 Nghị luận xã hội về tình bạn
- 👉 Bình luận về vấn đề gương, noi gương và nêu gương - Ngữ Văn 12
- 👉 Bàn tay ơi cứu giúp em thơ tìm được những giấc mơ
- 👉 Tuân Tử nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy". Em nghĩ gì về câu nói trên? - Ngữ Văn 12
- 👉 Bình luận về đức tính siêng năng cần cù của con người - Ngữ Văn 12
- 👉 "Điều tốt đẹp nhất bạn có thể làm cho người khác không phải chia sẻ sự giàu có của mình mà là giúp anh ấy nhận ra sự giàu có của thân"
- 👉 Suy nghĩ về: Tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi người - Ngữ Văn 12
- 👉 Suy nghĩ về đức tính tự tin - Ngữ Văn 12
- 👉 Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người - Ngữ Văn 12
- 👉 Suy nghĩ về câu nói khi nhà triết học Hi Lạp Dê-nông nói với một người bẻm mép: "Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn" - Ngữ Văn 12
Xem thêm lời giải Văn mẫu 12
Nghị luận xã hội lớp 12
- 👉 Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- 👉 Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- 👉 Nghị luận vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
- 👉 Viết bài tập làm văn số 1: Nghị luận xã hội
- 👉 Viết bài tập làm văn số 2: Nghị luận xã hội
- 👉 Viết bài tập làm văn số 3: Nghị luận văn học
Nghị luận văn học lớp 12
- 👉 Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
- 👉 Tây Tiến - Quang Dũng
- 👉 Việt Bắc - Tố Hữu
- 👉 Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
- 👉 Đất nước - Nguyễn Đình Thi
- 👉 Sóng - Xuân Quỳnh
- 👉 Đàn ghita của Lorca - Thanh Thảo
- 👉 Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
- 👉 Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- 👉 Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
- 👉 Vợ nhặt - Kim Lân
- 👉 Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- 👉 Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
- 👉 Dọn về làng - Nông Quốc Chấn
- 👉 Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- 👉 Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
- 👉 Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
- 👉 Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
- 👉 Thuốc - Lỗ Tấn
- 👉 Số phận con người - Sô-lô-khốp
- 👉 Ông già và biển cả - Hê-minh-uê
Xem Thêm
Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 12
- SBT Toán lớp 12 Nâng cao
- SBT Toán 12 Nâng cao
- SGK Toán 12 Nâng cao
- SBT Toán lớp 12
- SGK Toán lớp 12
Vật Lý
- SBT Vật lí 12 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 12 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 12
- SGK Vật lí lớp 12
- Giải môn Vật lí lớp 12
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12
- SBT Hóa học 12 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 12
- SGK Hóa lớp 12
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
- Soạn văn 12
- SBT Ngữ văn lớp 12
- Luyện dạng đọc hiểu
- Văn mẫu 12
- Soạn văn 12 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 12
- Soạn văn 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn 12
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12
- Giải môn Sinh học lớp 12
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 12 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 12
- Ngữ pháp Tiếng Anh
- SGK Tiếng Anh 12
- SBT Tiếng Anh lớp 12 mới
- SGK Tiếng Anh 12 Mới