C. Hoạt động ứng dụng - Bài 30A: Vòng quanh trái đất

Giải bài 30A: Vòng quanh trái đất phần hoạt động ứng dụng trang 130 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu.

Đề bài

Kể cho người thân nghe về cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dàn bài tham khảo:

- Giới thiệu câu chuyện: tên truyện, kể về ai, cuộc thám hiểm hoặc du lịch đó có gì đặc biệt?

+Chuyến đi vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng.

+1083 ngày lênh đênh trên biển với vô vàn những khó khăn, thử thách ý chí và nghị lực của con người

- Diễn biến câu chuyện: Bắt đầu như thế nào? Trên hành trình gặp phải khó khăn, thử thách gì? Kết thúc ra sao? Thành quả thu được là những gì?

+Năm 1519 đoàn thám hiểm bắt đầu xuất phát từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha

+Họ đã vượt qua Đại Tây Dương, tìm ra Thái Bình Dương, đi qua nhiều hòn đảo, vượt qua Ấn Độ Dương trở về Tây Ban Nha

+Trên đường đi họ gặp vô vàn những khó khăn thử thách (thiếu lương thực, nước uống; giao tranh với dân đảo)

+ Sau 1083 ngày lênh đênh trên biển họ trở về với 4 chiếc thuyền đã mất và gần 200 người bỏ mạng

+Thành quả: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới

- Kết thúc câu chuyện: Đánh giá chung về nhân vật? Bày tỏ cảm xúc?

Em rất cảm phục tinh thần và nghị lực phi thường của đoàn thám hiểm đặc biệt làMa-gien-lăng

Lời giải chi tiết

Bài làm tham khảo:

Hôm trước con được cô giáo kể cho câu chuyện về chuyến hành trình vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng. Chuyến đi của nhà thám hiểm gặp vô vàn những khó khăn, thử thách ý chí và nghị lực của mỗi con người. Mẹ ơi, con kể lại cho mẹ nghe nhé:

Mang trong mình trọng trách khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới, Ma-gien-lăng đã chỉ huy năm thuyền lớn, xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la của Tây Ban Nha vào ngày 20-9-1519, băng qua Đại Tây Dương.

Đoàn thuyền đã đi theo bờ biển Nam Mĩ rồi đi vào Thái Bình Dương. Tại đây Ma-gien-lăng phát hiện ra một eo biển lớn dẫn đến đại dương mênh mông. Đại dương này sóng yêu, biển lặng nên Ma-gien-lăng đặt tên là Thái Bình Dương. Còn eo biển nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương thì được người đời sau đặt tên là eo biển Ma-gien-lăng để đi nhớ người đã có công tìm ra nơi này.

Thái Bình Dương quá rộng lớn, đoàn thuyền đã phải lênh đênh trên biển rất nhiều ngày, đến nỗi nước ngọt để uống và lương ăn đều cạn kiệt. Có người phải uống nước tiểu của mình. Đoàn thủy thủ phải ninh cả giày da và thắt lưng da để ăn cho đỡ đói. Mỗi ngày đều có người chết, phải ném xác xuống biển. Đang khi cực kì nguy hiểm thì họ gặp một hòn đảo nhỏ. Họ đổ bộ lên đảo và được tiếp tế thức ăn nước uống. Sau đó họ liên tiếp gặp nhiều hòn đảo có người ở. Họ đã giải quyết được chuyện ăn uống nhưng lại phải luôn chiến đấu với người bản địa. Nhiều người đã tử vong. Chính Ma-gien-lăng cũng đã bỏ mình trong một trận giao tranh.

Sau đó họ vẫn tiếp tục đi, đến Ấn Độ Dương. Họ vượt Ấn Độ Dương và đến ngày 8 tháng 9 năm 1522, họ đã trở về Tây Ban Nha nhưng chỉ còn có một chiếc hải thuyền với mười tám thủy thủ.

Như thế, tính ra đoàn thuyền của Ma-gien-lăng đã đi 1083 ngày trên biển, gần 200 thủy thủ đã chết trên đường đi trong đó có cả Ma-gien-lăng.

Gặp vô vàn những khó khăn, thử thách, thậm chí là những mất mát đau thương nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng của mình, khẳng định trái đất hình cầu phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. Mẹ ơi con rất khâm phục Ma-gien-lăng cùng những nhà thám hiểm trên hành trình của ông. Họ là tấm gương sáng cho con về tinh thần say mê, giàu nghị lực khám phá thế giới, cũng nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn trong chuyến hành trình đầy gian nan.

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải VNEN Tiếng Việt lớp 4

Giải sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 VNEN với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả chủ điểm, hoạt động và các trang