Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?

Giải bài tập Bài 3 trang 117 SGK Địa lí 12

Đề bài

Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lí thuyết phần cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.

Lời giải chi tiết

* Cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ:

- Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực như:

+ Ở Bắc Bộ:

   ● Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

   ● Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh- Tây Nguyên, Việt Trì – Lâm Thao…

+ Ở Nam Bộ:

   ● Hình thảnh dải công nghiệp, nổi lên là các TTCN như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

   ● Hướng chuyên môn hóa đa dạng, có vài ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển khá nhanh như khai thác dầu khí, cơ điện, phân đạm từ khí.

+ Dọc duyên hải miền Trung: mức độ tập trung công nghiệp trung bình, Đà Nẵng là TCCN quan trọng nhất với quy mô vừa, ngoài ra có Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.

- Các vùng còn lại có mức độ tập trung công nghiệp thưa thớt: Tây Bắc, Tây Nguyên.

⟶ Công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

* Có sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

- Những khu vực có mức độ tập trung cao thường hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng…

- Những khu vực có mức độ tâp trung thấp, công nghiệp kém phát triển do gặp nhiều khó khăn về tự nhiên và kinh tế xã hội (vùng trung du và miền núi), đặc biệt là ngành giao thông vận tải kém phát triển.

- Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ còn phụ thuộc vào chính sách công nghiệp hóa và khai thác lợi thế từng vùng.

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SGK Địa lí lớp 12

Giải bài tập địa lý lớp 12 đầy đủ kiến thức, thực hành vẽ biểu đồ và bài tập địa lý SGK 12 giúp để học tốt môn địa 12, luyện thi THPT Quốc gia

Địa lí Việt Nam

Địa lí tự nhiên. Vị trí và lịch sử phát triển lãnh thổ

Đặc điểm chung của tự nhiên

Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên

Địa lí dân cư

Địa lí kinh tế

Địa lí các ngành kinh tế. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp

Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp

Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Địa lí các vùng kinh tế

Địa lí địa phương

Xem Thêm

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.