Lý thuyết cơ cấu ngành công nghiệp Địa lí 12

Lý thuyết cơ cấu ngành công nghiệp Địa lí 12 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

Lý thuyết:

1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành

* Khái niệm: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: có 3 nhóm chính với 29 ngành.

- Công nghiệp khai thác (4 ngành).

- Công nghiệp chế biến (23 ngành).

- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước (2 ngành).

* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:

- Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.

- Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

* Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta:

- Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm.

- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.

Hình 26.1. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá trị phân theo 3 nhóm ngành (%)

2. Cơ cấu CN theo lãnh thổ

- Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

+ Ở Bắc Bộ, ĐBSH và phụ cận.

+ ĐNB.

+ Duyên hải miền Trung

+ Vùng núi, vùng sâu, vùng xa: CN chậm phát triển: phân bố phân tán, rời rạc.

- Sự phân hóa lãnh thổ CN chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Vị trí địa lí.

+ Tài nguyên và môi trường.

+ Dân cư và nguồn lao động.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật.

+ Vốn.

- Những vùng có giá trị CN lớn: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL.

Hình 26.2. Công nghiệp chung

3. Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế

- Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc.

- Các thành phần KT tham gia vào hoạt động CN ngày càng được mở rộng.

- Xu hướng chung:

+ Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước.

+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

→ Sự chuyển dịch trên là tích cực phù hợp với đường lối mở cửa, khuyến khích phát triển nhiều thành phần kinh tế.

Hình 26.3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Sơ đồ tư duy cơ cấu ngành công nghiệp

Xem thêm lời giải SGK Địa lí lớp 12

Giải bài tập địa lý lớp 12 đầy đủ kiến thức, thực hành vẽ biểu đồ và bài tập địa lý SGK 12 giúp để học tốt môn địa 12, luyện thi THPT Quốc gia

Địa lí Việt Nam

Địa lí tự nhiên. Vị trí và lịch sử phát triển lãnh thổ

Đặc điểm chung của tự nhiên

Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên

Địa lí dân cư

Địa lí kinh tế

Địa lí các ngành kinh tế. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp

Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp

Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Địa lí các vùng kinh tế

Địa lí địa phương

Xem Thêm

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.