Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 12 - Đề số 18 có lời giải chi tiết
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Ngày 4/1, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phối hợp tổ chức Tọa đàm: Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của “công dân toàn cầu”.
Chia sẻ với các đại biểu thanh niên tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có cả những mặt tích cực và mặt tiêu cực tác động đến kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... của từng dân tộc, đất nước, người dân, trong đó đặc biệt là giới trẻ. Thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới phải có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới. Đặc biệt phải chú trọng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc.
Ông nhấn mạnh muốn hội nhập quốc tế, giới trẻ phải chú trọng hai yếu tố là “tử tế” và “tức khí”. “Tức khí” theo ông chính là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. Đây chính là tinh thần đã thúc giục bao nhiêu lớp thanh niên Việt Nam xả thân vì đất nước suốt quá trình lịch sử. Việt Nam có nhiều lợi thế với lực lượng lao động đông đảo, phong phú về tài nguyên... nhưng nếu không có “tức khí” sẽ không thể hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
Xuân Tùng (TTXVN - 4/1/2017)
Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Thuộc loại văn bản nào? Dựa vào đâu mà anh (chị) có kết luận ấy?
Câu 2: Nêu nội dung của văn bản trên?
Câu 3: Qua văn bản trên anh chị hiểu thế nào về hai yếu tố: “tử tế” và “tức khí” mà thanh niên Việt Nam cần có? Vì sao ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí”?
Câu 4: Để trở thành “công dân toàn cầu”, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì? Anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của mình về vấn đề trên.
II. LÀM VĂN
Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp hào hùng và hào hoa trong hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau: (5,0 điểm)
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích: Tây Tiến - Quang Dũng)
-HẾT-
Lời giải chi tiết
I- ĐỌC HIỂU:
|
Câu 1: - Phong cách ngôn ngữ báo chí; Loại bản tin. - Dựa vào đặc điểm của ngôn ngữ trong văn bản (Cung cấp thông tin thời sự, lối viết ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn) Câu 2: Đưa tin về buổi tọa đàm: “Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của “công dân toàn cầu”, diễn ra ngày 4/1/2017, tại trung tâm Thông tấn Quốc gia; và ý kiến của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan về những phẩm chất mà người thanh niên cần có trong thời kỳ hội nhập. Câu 3: - Tử tế là tư cách, phẩm chất của con người (bao gồm kiến thức, cách hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới; khả năng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc). - “Tức khí” là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. - Ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí” vì đây chính là tinh thần thúc giục thanh niên Việt Nam vượt khó vươn lên để có đủ khả năng hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới. Câu 4: Yêu cầu về kỹ năng: Đây là đoạn văn đánh giá năng lực nhận thức và hiểu biết xã hội của học sinh, đồng thời kiểm tra kỹ năng làm văn nghị luận. Học sinh phải tổ chức được đoạn văn chặt chẽ, lập luận hợp lý, diễn đạt tốt, ngôn ngữ chọn lọc, văn có cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp và chính tả; dẫn chứng phù hợp. Yêu cầu về kiến thức: Có thể có nhiều cách trình bày nhưng bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản về những việc cần làm của thanh niên Việt Nam để trở thành “công dân toàn cầu”. Hướng dẫn làm bài: - Công dân toàn cầu là gì? Những yêu cầu của thời đại hôm nay đối với người thanh niên. Để đáp ứng yêu cầu đó của thời đại, người thanh niên cần có phẩm chất gì? - Công dân toàn cầu là: những người có thể sống và làm việc ở một hay nhiều quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn hóa,… Nhưng những công việc mà họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu. - Tiêu chí của công dân toàn cầu: Là công dân toàn cầu rất cần những kiến thức về đất nước và thế giới; những kỹ năng toàn cầu như: kỹ năng Internet, kỹ năng giao tiếp toàn cầu, ý thức toàn cầu. Nền tảng của một công dân toàn cầu là ý thức về bản thân và dân tộc đất nước mình. Ý thức toàn cầu chính là hòa nhập nhưng không được hòa tan… - Thanh niên cần làm gì để có được phẩm chất ấy, cũng như duy trì và phát triển nó? (Học sinh có thể trình bày các ý kiến khác nhau nhưng phải có lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục) - Phấn đấu để thực hiện mong muốn đó bằng những hành động, việc làm thiết thực… (hành động lớn hay nhỏ cũng phải mang tính toàn cầu nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ hòa bình…) - Cần cố gắng trong học tập, trau dồi kiến thức bao gồm những kiến thức của quốc gia dân tộc, những kiến thức thế giới. - Cần có những trải nghiệm, hình thành kỹ năng sống, hình thành tư duy toàn cầu, ý thức toàn cầu, ý thức dân tộc sao cho đúng đắn. - Phát huy hiệu quả năng lực tư duy sáng tạo, khả năng sử dụng ngoại ngữ, sử dụng công nghệ thông tin… |
II. LÀM VĂN: |
1 - Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2 - Yêu cầu về kiến thức: - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của người lính Tây Tiến - Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lý lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động 3 - Hướng dẫn làm bài: 1. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận (Vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính qua đoạn thơ). - Có thể giới thiệu Đoàn quân Tây Tiến; hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm bài thơ, vẻ đẹp của hình tượng người lính: hào hùng và hào hoa. 2. Thân bài: - Giải thích "Hào hùng": vẻ đẹp kiêu dũng, anh hùng; vẻ đẹp phẩm chất, cốt cách mạnh mẽ thuộc về ý chí. "Hào hoa": Bay bổng, lãng mạn trong tâm hồn. → Đây là hai đặc điểm cơ bản hòa quyện với nhau làm nên vẻ đẹp của hình tượng người lính thời chống Pháp. *) Chứng minh qua đoạn thơ (Kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật) - Đây là đoạn thơ thể hiện rõ nét nhất sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai đặc điểm trong hình tượng người lính: Hào hùng, hào hoa. - Khắc họa bức chân dung người lính trong một thời đại anh hùng. Thể hiện ở phong thái kiêu hùng, ngang tàng, lẫm liệt của những chiến binh anh hùng (Phân tích: "đoàn binh không mọc tóc", "dữ oai hùm",…) - Thể hiện trong nội tâm người lính (Hào hùng với khát vọng lập công bảo vệ tổ quốc - "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới", hào hoa lãng mạn trong nỗi nhớ, trong giấc mơ "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" - nhớ những người con gái xinh đẹp đáng yêu trên mảnh đất Hà Thành) - Thể hiện ở tư thế lên đường, ở lý tưởng đẹp và sự hi sinh anh dũng của người lính (Hi sinh vì một lời thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh - "Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"; Vẻ đẹp tráng sĩ làm mờ đi thực trạng thiếu thốn khốc liệt của chiến trường ("Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành"). - Âm hưởng lời thơ bi tráng, nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã góp phần tạo nên vẻ đẹp hào hùng, hào hoa cho bức chân dung người lính Tây Tiến (Học sinh cần kết hợp phân tích bút pháp lãng mạn, tính chất bi tráng được thể hiện trong cách dùng từ, ngữ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp tu từ…) *) Đánh giá, bình luận: - Đoạn thơ làm hiện lên một bức chân dung độc đáo, mới mẻ về hình tượng người lính. - Hình ảnh người lính vừa mang nét cổ xưa vừa mang hơi thở của thời đại. - Đoạn thơ xây dựng hình ảnh người lính chống Pháp, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, góp phần làm nên giá trị cho bài thơ Tây Tiến trong nền thi ca Việt Nam 3. Kết bài: Đánh giá chung về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ; về vị trí của Quang Dũng và vị trí của bài thơ |
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 12
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 6 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 7 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 8 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 9 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 10 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 11 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 12 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 13 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 14 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 15 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 12 - Đề số 16 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 12 - Đề số 17 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 12 - Đề số 19 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 12 - Đề số 20 có lời giải chi tiết
Xem thêm lời giải Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
- 👉 Đề ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12
- 👉 Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 của các trường
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút kì II - Lớp 12
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 12
- 👉 Đề ôn tập học kì 2 Ngữ văn 12
- 👉 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 của các trường
- 👉 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
- 👉 Luyện đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ Văn 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút kì I - Lớp 12
- 👉 Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 12
Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 12
- SBT Toán lớp 12 Nâng cao
- SBT Toán 12 Nâng cao
- SGK Toán 12 Nâng cao
- SBT Toán lớp 12
- SGK Toán lớp 12
Vật Lý
- SBT Vật lí 12 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 12 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 12
- SGK Vật lí lớp 12
- Giải môn Vật lí lớp 12
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12
- SBT Hóa học 12 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 12
- SGK Hóa lớp 12
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
- Soạn văn 12
- SBT Ngữ văn lớp 12
- Luyện dạng đọc hiểu
- Văn mẫu 12
- Soạn văn 12 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 12
- Soạn văn 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn 12
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12
- Giải môn Sinh học lớp 12
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 12 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 12
- Ngữ pháp Tiếng Anh
- SGK Tiếng Anh 12
- SBT Tiếng Anh lớp 12 mới
- SGK Tiếng Anh 12 Mới