Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 7

Đề bài

Câu 1. Trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)?

Câu 2. Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn 1771 đến 1789?

Câu 3. Nhà Nguyễn đã lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 91.
Cách giải:

* Diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang:

- Tháng 10/1427, 15 vạn quân Minh từ Trung Quốc kéo vào nước ta.

- Ta tập trung lực lượng tiêu diệt Liễu Thăng trước.

- Ngày 8/10/1427, Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích ở cầu Trạm Phố Cát.

- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội vã rút quân về nước.

- Ngày 10/12/1427, Lương Thông xin hòa mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta.

* Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn:

- Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tinh thần yêu nước và sự đoàn kết ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta.

- Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy Lam Sơn đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

* Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn:

- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.

- Mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.

Câu 2.

Phương pháp: Phân tích, lập bảng.
Cách giải:

Thời gian

Sự kiện

Năm 1771

Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.

Tháng 9/1773

Nghĩa quân chiếm được phủ thành Quy Nhơn.

Giữa 1774

Mở rộng địa bàn, kiểm soát vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận

Năm 1777

Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Năm 1785

Nguyễn Huệ chỉ huy quân tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút,

Từ 1786 - 1788

Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc, lật đổ tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh.

Năm 1789

Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh.

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 134.
Cách giải:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn

=> Chế độ quân chủ chuyên chế được lập lại. Vua trực tiếp nắm nợi quyền hành trong nước từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, Một bộ luật mới được ban hành với tên “Hoàng triều luật lệ” (còn gọi là luật Gia Long).

- Năm 1831-1832 chia cả nước thành 30 tinh và một phủ Thừa Thiên.

- Quân đội:

+ Gồm nhiều binh chủng.

+ Được xây dựng với một hệ thống thành lũy vững chắc ờ các tỉnh.

- Về đối ngoại:

+ Thần phục nhà Thanh.

+ Khước từ mọi quan hệ với các quốc gia phương Tây.

Nguồn: Sưu tầm

Xemloigiai.com