Giải câu 1, 2, 3 trang 5, 6

Giải Cùng em học Tiếng Việt 4 tập 2 tuần 19 câu 1, 2, 3 trang 5, 6 với lời giải chi tiết. Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Bài làm:

Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Sông Hồng

           

Sông Hồng chảy qua nhiều nơi, nhưng có lẽ nơi để lại dấu ấn lịch sử mạnh mẽ nhất là đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. Sông Hồng ghi dấu ấn lịch sử mạnh mẽ nhất là đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. Sông Hồng ghi dấu những thăng trầm của lịch sử, và cũng góp phần làm cho Thủ đô thêm trù phú, thơ mộng. Sông Hồng là tuyến đường thủy huyết mạch giữa Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc. Càng xuôi về phía Nam, sông Hồng càng mở rộng chia thành nhiều nhánh. Mỗi cây cầu bắc qua sông Hồng cũng mang một điểm nhấn của quá khứ và hiện tại.

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối bờ Bắc của Hà Nội với phía đông. Cây cầu này vừa hùng vĩ vừa mềm mại như một con rồng sắt khổng lồ. Ít ai để ý rằng đây là cây cầu duy nhất của Thủ đô mà các phương tiện di chuyển theo hướng tay trái, do kiến trúc và tập tục mà người Pháp để lại. Một cây cầu cũng nổi tiếng không kém trên sông Hồng là cầu Thăng Long. Cây cầu 2 tầng này một thời là niềm hãnh diện không chỉ của người Thủ đô mà của người dân cả nước.

(Theo Tản văn)

a/ Sông Hồng có giá trị như thế nào đối với Hà Nội?

b/ Cầu Long Biên được miêu tả như thế nào?

c/ Ngoài cầu Long Biên, em còn biết có những cây cầu nào bắc qua sông Hồng ở địa phận Hà Nội?

d/ Cầu Long Biên có nét gì khác biệt so với những cây cầu khác?

Phương pháp giải:

a) Con đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

b) Con đọc đoạn văn thứ hai.

c) Con tìm kiếm thông tin ở đoạn văn thứ 2 trong bài và cả trong sách vở hoặc trên mạng.

d) Con đọc kĩ đoạn văn thứ 2 trong bài.

Lời giải chi tiết:

a) Sông Hồng ghi dấu ấn những thăng trầm của lịch sử, và cũng góp phần làm cho thủ đô thêm trù phú, thơ mộng. Sông Hồng là tuyến đường thuỷ huyết mạch giữa Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc.

b) Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối bờ Bắc của Hà Nội với phía đông. Cây cầu này vừa hùng vĩ vừa mềm mại như một con rồng sắt khổng lồ.

c) Ngoài cầu Long Biên còn có một số cây cầu khác cũng bắc qua sông Hồng ở địa phận Hà Nội đó là: Cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương,…

d) Điểm khác biệt ở cầu Long Biên so với những cây cầu khác đó là: Đây là cây cầu duy nhất ở Thủ đô mà các phương tiện di chuyển theo hướng tay trái, do kiến trúc và tập tục mà người Pháp để lại.


Câu 2

a/ Tìm những câu kể theo mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn. Tô màu vào số thứ tự của câu đó.

            (1) Mỗi dịp tôi về quê, bà làm bánh nếp cho tôi ăn. (2) Bánh bà làm ngon lắm . (3) Bây giờ bà đã già yếu, tôi không được ăn bánh bà làm nữa. (4) Hôm nay, làng tôi tổ chức mừng thọ cho bà. (5) Tôi lại được về quê, về với người bà mà tôi yêu quý nhất.

b/ Gạch dưới chủ ngữ của các câu kể Ai làm gì? mà em tìm được.

Phương pháp giải:

a) Câu kể Ai làm gì? thường gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ,trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

b) - Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Lời giải chi tiết:

(1) Mỗi dịp tôi về quê, // làm bánh nếp cho tôi ăn.

                                 CN                 

(4) Hôm nay, làng tôi // tổ chức mừng thọ cho bà.

                       CN                  

(5) Tôi // lại được về quê, về với người bà mà tôi yêu quý nhất.

     CN                                 


Câu 3

Đặt câu với các từ sau làm chủ ngữ:

a/ Cô giáo em.

b/ Những chú chim.

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ và đặt câu với nội dung phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Cô giáo em đi lại trong sân trường.

b. Những chú chim hót líu lo.

Xemloigiai.com

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong bài: Tuần 19 - Cùng em học Tiếng Việt 4 tập 2

Bài tập & Lời giải:

Xem thêm lời giải Cùng em học Tiếng Việt 4

Đáp án và lời giải chi tiết, phương pháp làm Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1, tập 2

CÙNG EM HỌC TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1

CÙNG EM HỌC TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2