Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 16 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Phát biểu nào sau đây là sai?

Bài làm:

1.

Phát biểu nào sau đây là sai?

Nếu ad = bc (với \(a, b, c, d \ne 0\)) thì:

A.\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\)

B.\(\dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d}\)

C.\(\dfrac{d}{b} = \dfrac{c}{a}\)

D.\(\dfrac{d}{a} = \dfrac{b}{c}\)

Phương pháp giải:

Tính chất của tỉ lệ thức.

Lời giải chi tiết:

Nếu ad = bc thì \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\); \(\dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d}\); \(\dfrac{d}{b} = \dfrac{c}{a}\); \(\dfrac{d}{c} = \dfrac{b}{a}\)

Chọn D


2.

Cho dãy tỉ số bằng nhau . Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{e}{f} = \dfrac{{a + c - e}}{{b - d + f}}\)

B. \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{e}{f} = \dfrac{{a - c + e}}{{b + d - f}}\)

C. \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{e}{f} = \dfrac{{a - e}}{{b - f}}\)

D. \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{e}{f} = \dfrac{{a + c}}{{b + f}}\)

Phương pháp giải:

Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{e}{f} = \dfrac{{a - e}}{{b - f}}\)

Chọn C


3.

Cho đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức \(y = \dfrac{2}{3}x\). Gọi \({x_1};{x_2};{x_3}\) lần lượt là các giá trị khác nhau của x; \({y_1};{y_2};{y_3}\) lần lượt là các giá trị tương ứng của y. Phát biểu nào sau đây sai?

A.y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{2}{3}\)

B. x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{2}{3}\)

C.\(\dfrac{{{y_1}}}{{{x_1}}} = \dfrac{{{y_2}}}{{{x_2}}} = \dfrac{{{y_3}}}{{{x_3}}} = \dfrac{2}{3}\)

D. \(\dfrac{{{y_1}}}{{{x_1}}} = \dfrac{{{y_2}}}{{{x_2}}} = \dfrac{{{y_3}}}{{{x_3}}} = \dfrac{3}{2}\)

Phương pháp giải:

Định nghĩa 2 đại lượng tỉ lệ thuận

Lời giải chi tiết:

\(y = \dfrac{2}{3}x\) nên x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{2}{3}\).

Chọn B


4.

Cho đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức \(y = \dfrac{{12}}{x}\). Gọi \({x_1};{x_2};{x_3}\) lần lượt là các giá trị khác nhau của x, \({y_1};{y_2};{y_3}\) lần lượt là các giá trị tương ứng của y. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ta có: \({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2} = {x_3}{y_3} = 12\).

B. Hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau.

C.\(\dfrac{{{y_1}}}{{{y_2}}} = \dfrac{{{x_1}}}{{{x_2}}};\dfrac{{{y_1}}}{{{y_3}}} = \dfrac{{{x_1}}}{{{x_3}}};\dfrac{{{y_2}}}{{{y_3}}} = \dfrac{{{x_2}}}{{{x_3}}}\)

D.\(\dfrac{{{y_1}}}{{{x_1}}} = \dfrac{{{y_2}}}{{{x_2}}} = \dfrac{{{y_3}}}{{{x_3}}}\)

Phương pháp giải:

Định nghĩa và tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch

Lời giải chi tiết:

Vì \(y = \dfrac{{12}}{x}\) nên \(x.y=12\). Do đó, x và y là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.

Do đó, \({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2} = {x_3}{y_3} = 12\).

Chọn A


5.

Quan hệ của các đại lượng nào sau đây là quan hệ tỉ lệ thuận?

A. Vận tốc trung bình của ô tô và thời gian chuyển động của ô tô trên một quãng đường cố định.

B. Số người và số ngày khi thực hiện một lượng công việc không đổi và năng suất lao động của mỗi người như nhau.

C. Quãng đường đi được và thời gian chuyển động của vật chuyển động đều.

D. Chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật có diện tích không đổi.

Phương pháp giải:

Nhận biết 2 đại lượng tỉ lệ thuận.

Lời giải chi tiết:

Vì vận tốc của vật chuyển động đều là không đổi nên quãng đường đi được và thời gian chuyển động của vật chuyển động đều.

Chọn C


6.

Cho x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 2 và y tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. x tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ 16

B. x tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ 4

C. x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 16

D. x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 4.

Phương pháp giải:

Nếu x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ k thì x = k.y

Nếu y tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ m thì y . z = m 

Biểu diễn đại lượng x và z rồi kết luận.

Lời giải chi tiết:

Vì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 2 thì x = 2.y

Vì y tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ 4 thì y . z  = 8 hay \(y = \dfrac{8}{z}\)

Do đó, \(x = 2.\dfrac{8}{z}=\dfrac{16}{z}\) nên x tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ là 16.

Chọn A

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán 7 - Kết nối tri thức

Giải sách bài tập toán lớp 7 tập 1, tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống (KNTT) đầy đủ đại số và hình học với lời giải, phương pháp đi kèm cho tất cả các chương.

Chương 1: Số hữu tỉ - SBT

Chương 2: Số thực - SBT

Chương 3: Góc và đường thẳng song song - SBT

Chương 4: Tam giác bằng nhau - SBT

Chương 5: Thu thập và biểu diễn dữ liệu - SBT

Chương VI. Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ - SBT

Chương VII. Biểu thức đại số và đa thức một biến - SBT

Chương VIII. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố- SBT

Chương IX. Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác- SBT

Chương X. Một số hình khối trong thực tiễn - SBT

Xem Thêm

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm