Giải mục 3 trang 79, 80 SGK Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Em hãy: - Vẽ hai đường thẳng a và b song song với nhau. - Vẽ đường thẳng c cắt đường thẳng a và b lần lượt tại A và B. a) Chọn và đo một cặp góc so le trong, so sánh cặp góc này. b) Chọn và đo một cặp góc đồng vị, so sánh cặp góc này.

Bài làm:

HĐ 3

Em hãy:

- Vẽ hai đường thẳng a và b song song với nhau.

- Vẽ đường thẳng c cắt đường thẳng a và b lần lượt tại A và B.

a) Chọn và đo một cặp góc so le trong, so sánh cặp góc này.

b) Chọn và đo một cặp góc đồng vị, so sánh cặp góc này.

Phương pháp giải:

Vẽ hình.

Đo và nhận xét

Lời giải chi tiết:

a) Một cặp góc so le trong là góc A3 và góc B1 . Hai góc này cùng có số đo là 60 \(^\circ \) nên chúng bằng nhau .

b) Một cặp góc đồng vị là góc A1 và góc B1 . Hai góc này cùng có số đo là 60 \(^\circ \) nên chúng bằng nhau .


Thực hành 4

Cho biết m // n và a // b. Tính số đo x,y,z và t của các góc trong hình 12.

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của 2 đường thẳng song song:

Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

+ 2 góc so le trong bằng nhau

+ 2 góc đồng vị bằng nhau

Lời giải chi tiết:

a) Vì m // n nên x = 135\(^\circ \)( 2 góc đồng vị) ; y = 80\(^\circ \) ( 2 góc so le trong)

b)

Vì a // b nên \(\widehat {{M_1}} = 60^\circ \) ( 2 góc đồng vị)

Mà \(\widehat {{M_1}} + z = 180^\circ \) ( 2 góc kề bù) nên z = 180\(^\circ \)- 60\(^\circ \)=120\(^\circ \)

Vì a // b nên \(\widehat {{F_1}} = t\) ( 2 góc so le trong), mà \(\widehat {{F_1}} = 90^\circ \) nên t = 90\(^\circ \)


Vận dụng 1

Tìm các cặp góc bằng nhau của hai tam giác ABC và DEC trong Hình 13, biết a // b.

Phương pháp giải:

*2 góc đối đỉnh thì bằng nhau

*Sử dụng tính chất của 2 đường thẳng song song:

Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

+ 2 góc so le trong bằng nhau

+ 2 góc đồng vị bằng nhau

Lời giải chi tiết:

Vì a // b nên \(\widehat {BAC} = \widehat {CDE};\widehat {ABC} = \widehat {CED}\) (2 góc so le trong)

Ta có: \(\widehat {ACB} = \widehat {DCE}\) ( 2 góc đối đỉnh)


Vận dụng 2

Cho hai đường thẳng a, b song song với nhau, đường thẳng c vuông góc với a tại A và cắt b tại B. Hãy giải thích tại sao đường thẳng c cũng vuông góc với b

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của 2 đường thẳng song song:

Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì 2 góc đồng vị bằng nhau

Lời giải chi tiết:

Vì a //  b nên \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{A_1}}\) (2 góc đồng vị), mà \(\widehat {{A_1}} = 90^\circ \) nên \(\widehat {{B_1}} = 90^\circ \).

Vậy c vuông góc với b

Xem thêm lời giải SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo

Để học tốt SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Giải Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Chương 1. Số hữu tỉ

Chương 2. Số thực

Chương 3. Các hình khối trong thực tiễn

Chương 4. Góc và đường thẳng song song

Chương 5. Một số yếu tố thống kê

Chương 6. Các đại lượng tỉ lệ

Chương 7. Biểu thức đại số

Chương 8. Tam giác

Chương 9. Một số yếu tố xác suất

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm