Hãy phân tích đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc. Trích trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Bài làm:
Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nổi trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.
Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.
Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:
Ta nhập vào hòa ca
Mội nốt trầm xao xuyến
Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.
Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ
Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dâng cho đời
Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khỉ tóc bạc
Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giả sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay đổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải_bài 1
- 👉 Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- 👉 Cảm nhận khi đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- 👉 Cảm nghĩ về bài thơ ‘Mùa xuân nho nhỏ’ của Thanh Hải
- 👉 Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (hay)
- 👉 Một nốt trầm xao xuyến... đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
- 👉 Bình giảng khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- 👉 Bình giảng khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. ngữ văn lớp 9
- 👉 Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (bài 3).
- 👉 Suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
- 👉 Bài 1 Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- 👉 Bình giảng đoạn đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- 👉 Bài 1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: Mùa xuân người cầm súng ...Cứ đi lên phía trước.
- 👉 Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ( bài 2).
- 👉 Cảm nhận của em về khổ thơ sau:Ta làm con chim hót ... Một nốt trầm xao xuyến
- 👉 Bài thơ Mùa xuân nho … mùa xuân lớn của cuộc đời. Hãy phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải để làm sáng tỏ nhận xét trên
- 👉 Phân tích đoạn thơ sau trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: Mùa xuân người cầm súng ... Cứ đi lên phía trước.
- 👉 Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
- 👉 Cảm nhận và suy ngẫm của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- 👉 Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ trích trong bài Mùa xuân nho nhỏ: Mọc giữa dòng sông xanh…Cứ đi lên phía trước.
- 👉 Phân tích khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- 👉 Phân tích khổ thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải:Ta làm con chim hót… Dù là khi tóc bạc.
Xem thêm lời giải Văn mẫu lớp 9
Nghị luận văn học
- 👉 Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà
- 👉 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két
- 👉 Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- 👉 Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
- 👉 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
- 👉 Hoàng Lê nhất thống chí
- 👉 Truyện Kiều - Nguyễn Du
- 👉 Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du
- 👉 Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du
- 👉 Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du
- 👉 Mã Giám Sinh mua Kiều - Nguyễn Du
- 👉 Thúy Kiều báo ân báo oán - Nguyễn Du
- 👉 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
- 👉 Đồng chí - Chính Hữu
- 👉 Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
- 👉 Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
- 👉 Bếp lửa - Bằng Việt
- 👉 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm
- 👉 Ánh trăng - Nguyễn Duy
- 👉 Làng - Kim Lân
- 👉 Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
- 👉 Chiếc lược ngà
- 👉 Cố hương - Lỗ Tấn
- 👉 Những đứa trẻ - Mác-xim Go-rơ-ki
- 👉 Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm
- 👉 Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi
- 👉 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan
- 👉 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten - Hi-pô-lít Ten
- 👉 Con cò - Chế Lan Viên
- 👉 Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
- 👉 Viếng lăng Bác - Viễn Phương
- 👉 Sang thu - Hữu Thỉnh
- 👉 Nói với con - Y Phương
- 👉 Mây và sóng - Ra-bin-đra-nát Ta-go
- 👉 Bến quê (trích) - Nguyễn Minh Châu
- 👉 Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
- 👉 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Đe-ni-ơn Đi-phô
- 👉 Bố của Xi-mông - Guy-đơ Mô-pa-xăng
- 👉 Con chó Bấc - Giắc Lân-đơn
- 👉 Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng
- 👉 Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ
Các bài tập làm văn
- 👉 Viết bài tập làm văn số 1
- 👉 Viết bài tập làm văn số 2
- 👉 Viết bài tập làm văn số 3
- 👉 Viết bài tập làm văn số 5
- 👉 Viết bài tập làm văn số 6
- 👉 Viết bài tập làm văn số 7
Nghị luận xã hội
Xem Thêm
Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Toán
- Tài liệu Dạy - học Toán 9
- SBT Toán lớp 9
- Vở bài tập Toán 9
- SGK Toán lớp 9
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 9
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 9
- SBT Hóa lớp 9
- SGK Hóa lớp 9
- Giải môn Hóa học lớp 9
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 9
- SBT Sinh lớp 9
- Vở bài tập Sinh học 9
- SGK Sinh lớp 9
- Giải môn Sinh học lớp 9
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 9 mới
- Đề thi vào 10 môn Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9
- SBT Tiếng Anh lớp 9 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9 Mới