Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Giải bài tập Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Đặt 3 câu kể "Ai thế nào?". Mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.

Bài làm:

I. Nhận xét

1. Đọc đoạn văn sau:

      Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều. Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. Ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi. Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

Theo Trần Mịch

Thần Thổ địa (Thổ Công): vị thần coi giữ đất đai ở một khu vực (theo quan niệm dân gian); người thông thạo mọi việc trong vùng.

2. Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn trên.

Gợi ý:

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Trả lời:

 Đó là các câu:

-   Về đêm, cảnh vật thật im lìm.

-   Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.

-   Ông Ba trầm ngâm.

-   Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.

-   Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

 

3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trên.

Gợi ý:

Con đọc kĩ những câu đã tìm được ở câu 2 rồi xác định chủ ngữ và vị ngữ.

Trả lời:

-   Về đêm, cảnh vật / thật im lìm.

                    CN             VN

-   Sông / thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.

      CN                       VN

-   Ông Ba / trầm ngâm.

       CN           VN

-   Trái lại, ông Sáu / rất sôi nổi.

                   CN           VN

-   Ông / hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

     CN                             VN

 

4. Vị ngữ trong các câu biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành?

Gợi ý:

Con quan sát kĩ các vị ngữ và xác định xem chúng biểu thị nội dung gì?

Trả lời:

-    Vị ngữ trong các câu trên biểu thị đặc điểm, trạng thái hoặc tính chất của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.

-    Các vị ngữ trên được tạo thành bởi các tính từ, động từ hoặc cụm tính từ. 


II. Luyện tập

1. Đọc và trả lời câu hỏi

Cánh đại bàng rất khỏe. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.

Theo Thiên Lương

a)   Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn

Gợi ý:

a. Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Trả lời:

Đó là các câu:

- Cánh đại bàng rất khỏe.

- Mỏ đại bàng dài và rất cứng.

- Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu.

- Đại bàng rất ít bay.

- Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.

b)   Xác định vị ngữ của các câu trên.

Gợi ý:

b. Từ việc xác định được các câu kể Ai thế nào? tìm được ở câu a .

Trả lời:

Vị ngữ của các câu trên là bộ phận gạch chân:

- Cánh đại bàng / rất khỏe

- Mỏ đại bàng / dài và rất cứng

- Đôi chân của nó / giống như cái móc hàng của cần cẩu.

- Đại bàng / rất ít bay.

- Khi chạy trên mặt đất, nó / giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.

c) Vị ngữ của các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?

Gợi ý:

c. Từ việc tìm ra các vị ngữ ở câu b hãy xác định xem các vị ngữ này có đặc điểm gì?

Trả lời:

Vị ngữ của các câu trên do các tính từ, các cụm tính từ, cụm động từ tạo thành.


2. Đặt 3 câu kể "Ai thế nào?". Mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.

Gợi ý:

Con suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

- Hoa hồng đỏ thắm.

- Hoa giấy rất giản dị, hồn nhiên.

- Hoa sen thì tinh khiết và thơm ngát.

- Hoa mai vàng rực rỡ.

- Hoa ban xòe cánh trắng.

- Hoa phượng đỏ rực một góc trời.

Xem thêm lời giải SGK Tiếng Việt 4

Soạn bài tập đọc lớp 4 như là cuốn để học tốt Tiếng Việt 4. Giúp học sinh giải bài tập tiếng Việt, soạn bài, luyện từ và câu, viết chính tả, tập làm văn miêu tả, kể chuyện... đầy đủ các bài văn mẫu lớp 4 hay nhất

TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1

TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2