Một số bài tập điển hình về clo có lời giài

Một số bài tập điển hình về clo có đáp án và lời giải chi tiết

Bài làm:

Câu 1: Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hiđro, clo và khí cacbonic. Bằng cách nào trong các cách sau đây để phân biệt mỗi khí trên (tiến hành theo trình tự sau):

A. Dùng nước vôi trong dư

B. Dùng nước vôi trong dư, sau đó dùng quì tím ẩm

C. Dùng tàn đom đóm, sau đó dùng quỳ tím ẩm

D. Dùng quì tím ẩm, sau đó dùng nước vôi trong

Hướng dẫn giải chi tiết:

Ban đầu dùng tàn đóm đỏ => khí làm tàn đóm bùng cháy là O2

H2, Cl2, CO2 đều làm tàn đóm tắt

Sau đó dùng quỳ tím ẩm, khí làm mất màu quỳ ẩm là Cl2, khí làm quỳ ẩm hóa đỏ là CO2, khí không hiện tượng là H2

Đáp án C

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 52,2 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc, nóng, dư thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí Cl2 (đktc)?

A. 6,72 lít

B. 13,44 lít

C. 14,56 lít

D. 19,2 lít

Hướng dẫn giải chi tiết:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

\( = > {n_{C{l_2}}} = {n_{Mn{O_2}}} = 0,6\,\,mol\)

=> V = 13,44 lít

Đáp án B

Câu 3: Cho dung dịch NaOH 1M để tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí clo (đktc). Nồng độ mol của muối natri clorua thu được là

A. 0,05M

B. 0,5M

C. 1,0M

D. 1,5M

Hướng dẫn giải chi tiết:

\({n_{C{l_2}}} = \frac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05\,mol\)

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

 0,1   ←   0,05 → 0,05 mol

\( = > {\text{ }}{{\text{V}}_{NaOH}} = \frac{{0,1}}{1} = 0,1\) lít

\( = > {\text{ }}{C_{M{\text{ }}NaCl}} = \frac{{0,05}}{{0,1}} = 0,5M\)

Đáp án B

Câu 4: Nguyên liệu được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là:

A. H2SO4

B. HCl đặc

C. HNO3

D. H2SO3

Hướng dẫn giải chi tiết:

Nguyên liệu được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là HCl đặc

MnO2(r) + 4HClđặc → MnCl2 + Cl2(k) + 2H2O

Đáp án B

Câu 5: Dẫn 4,48 lít X2 (đktc) qua dung dịch A chứa hỗn hợp 64,2 gam gồm NaI và NaF thu được dung dịch B chứa 27,6 gam muối chứa NaX và NaF. X2 là

Hướng dẫn giải chi tiết:

PTHH

2NaI + X2 → 2NaX + I2

NaF không phản ứng với X2.

Từ PTHH ⟹ \({n_{NaI}} = {n_{NaX}} = 2{n_{{X_2}}} = 2.0,2 = 0,4\) mol.

⟹ mNaI = 60 g. ⟹ mNaF = 64,2 – 60 = 4,2 g.

⟹ mNaX = 27,6 – 4,2 = 23,4 g.

⟹ 0,4.(23 + MX)= 23,4

⟹ MX = 35,5 (Cl). ⟹ X2 là Cl2.

Câu 6: Để điều chế đủ lượng khí clo tác dụng với 15,35 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn thì cần điện phân hoàn toàn dung dịch chứa 35,1 gam NaCl. Phần trăm khối lượng Zn trong X là

Hướng dẫn giải chi tiết:

PTHH

\(2NaCl + 2{H_2}O\xrightarrow[{cmn}]{{dp{\text{dd}}}}2NaOH + {H_2} + C{l_2}\)

Từ PTHH ⟹ \({n_{C{l_2}}} = \dfrac{{{n_{NaCl}}}}{2}\)

PTHH

\(2Fe + 3C{l_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2FeC{l_3}\)

\(Zn + C{l_2}\xrightarrow{{{t^0}}}ZnC{l_2}\)

Gọi số mol của Fe và Zn trong X lần lượt là x và y (mol).

mX = mFe + mZn = 56x + 65y = 15,35              (1)

Từ PTHH ⟹ \({n_{C{l_2}}} = \dfrac{{3x}}{2} + y\)                               (2)

Từ (1)(2) ⟹ x và y. ⟹ mZn. ⟹ \(\% {m_{Zn}} = \dfrac{{{m_{Zn}}}}{{{m_X}}}.100\% \).

PTHH

\(2NaCl + 2{H_2}O\xrightarrow[{cmn}]{{dp{\text{dd}}}}2NaOH + {H_2} + C{l_2}\)

Từ PTHH ⟹ \({n_{C{l_2}}} = \dfrac{{{n_{NaCl}}}}{2} = \dfrac{{0,6}}{2} = 0,3\) mol.

Câu 7: Điện phân hoàn toàn 300 ml dung dịch NaCl 1M thu được dung dịch NaOH và V lít hỗn hợp khí X gồm Cl2 và H2 (đktc). Giá trị V là

Hướng dẫn giải chi tiết:

PTHH

\(2NaCl + 2{H_2}O\xrightarrow[{cmn}]{{dp{\text{dd}}}}2NaOH + {H_2} + C{l_2}\)

Từ PTHH ⟹ \({n_{{H_2}}} = {n_{C{l_2}}} = \frac{{{n_{NaCl}}}}{2} = \frac{{0,3}}{2}\)

mol. ⟹ V.

Câu 8: Dẫn 6,72 lít khí Cl2 qua V ml dung dịch NaBr 2M, NaI 4M thu được dung dịch muối và các halogen. Giá trị V là

Hướng dẫn giải chi tiết:

nNaBr = 0,002V mol.

nNaI = 0,004V mol.

PTHH

2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2

2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2

Từ PTHH ⟹ \({n_{C{l_2}}} = \dfrac{{{n_{NaBr}}}}{2} + \dfrac{{{n_{NaI}}}}{2}\). ⟹ V.

Câu 9: Mô hình điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm được cho như hình vẽ bên (Hình 1). Quy trình thí nghiệm xảy ra như sau: Nhỏ từ từ dung dịch (1) xuống bình cầu có chứa chất rắn màu đen (2). Đun nóng hỗn hợp thì thoát ra khí clo (màu vàng lục). Khí clo sinh ra di chuyển theo hệ thống bình (3); (4); (5). Tại bình số (5), khí clo được giữ lại. Để tránh việc clo thoát ra ngoài không khí, người ta tẩm vào (6) dung dịch T. Vậy (6) là:

 A. HCl.   

B. NaOH.        

C. H2SO4.

D. NaCl.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Để tránh Cl2 thoát ra ngoài không khí, người ta tẩm NaOH vào (6). Vì Cl2 có phản ứng với NaOH do đó bị giữ lại

PTHH: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Đáp án B

Câu 10: Cho các phản ứng sau:

1. Cu + Cl2 →                         2. Na + Cl2 →

3. Cl2 + H2 →                          4. Cl2 + O2 →

Số phản ứng xảy ra ở điều kiện thích hợp là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải chi tiết:

1. Cu + Cl2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CuCl2 

2. 2Na + Cl2 → 2NaCl.

3. Cl2 + H2 \(\xrightarrow{{a/s}}\) 2HCl

4. Cl2 + O2 → không phản ứng.

⟹ có 3 phản ứng xảy ra

Đáp án C

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SGK Hóa lớp 9

Giải bài tập hóa học lớp 9 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học SGK 9 giúp để học tốt hóa học 9

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

Đề thi giữa học kì - Hóa học 9

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

CHƯƠNG 3: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME

Xem Thêm

Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.