Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
Bài làm:
Nước sông Hồng ở nơi đầu ngọn này đỏ lòm, ngầu đục, phù sa quánh lại tưởng như có thể xắt khúc như thạch đỏ vậy. Suối Lũng Pô vì chảy qua các mỏ quặng đồng lớn nên nước cứ xanh như vừa được nghiền ít nhiều lá tươi của rừng già Y Tý, A Mú Sung. Cái màu xanh ấy hòa lẫn vào màu đỏ của sông Hồng đúng cái nơi sông Hồng chảy vào Việt Nam tạo nên một hoạt cảnh trộn màu rất rõ rệt. Sự phối màu này khiến con dân đất Việt thấy nỗi xúc động, niềm vinh dự được đứng giữa ngã ba sông Mẹ nhập tịch đất Mẹ của mình không chỉ có biển, có mốc, có chiến sĩ biên phòng bồng súng đứng bên, mà còn có cả màu sắc khá lộng lẫy của hai nguồn nước.
Không biết con sông chứa nhiều phù sa đỏ đã tạo nên nền văn minh sông Hồng kia có biết được rằng mình đang gánh sứ mệnh thiêng liêng và kì diệu như thế nào cho người Việt Nam không nhỉ? Phần lớn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam đều nằm trong lưu vực sông Hồng, thế nên người Việt đều gọi sông Hồng là sông Mẹ, sông Cái, đến con đê khổng lồ dọc sông Hồng cũng được trân trọng gọi là đê sông Cái. Dài đến 1.183 km và bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn gần hồ Đại Lý ở Vân Nam (Trung Quốc), đoạn đi qua Việt Nam của sông Hồng chỉ dài có 495 km (có sách viết 510 km), nhưng đây là phần quan trọng nhất của sông Hồng vì "khúc” này chứa cả trung lưu (từ Lào Cai đến Việt Trì) và hạ lưu (từ Việt Trì ra biển), chạy thẳng theo hướng tây bắc - đông nam rất điển hình. Hàng triệu năm qua, sông Hồng đã nhẫn nại tung những hạt phù sa bí ẩn cùa mình như một thứ vũ khí hồng hồng đỏ đỏ để giành giật bằng được từ biển cả cái vùng mà ngày nay chúng ta gọi là châu thổ Bắc Bộ (Việt Nam). Phải lãng mạn lắm thì thanh niên ngày nay mới có thể tin được rằng, ngày xưa cuộc chiến giữa biển cả và châu thổ sông Hồng đã từng diễn ra từ cửa sông chỗ thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, chứ không phải cửa Ba Lạt, Thái Bình như hiện nay. Tức là cửa biển, nơi sông Hồng đổ ra biển cả, nằm dưới chân cầu Việt Trì bây giờ...
Nhìn lên bản đồ tỉnh Lào Cai xòe ra như con bướm với hai cánh dang rộng thì sông Hồng kẻ một đường bắt đầu từ đỉnh cao nhất, xa nhất của cánh bướm bên phía này, sông xẻ dọc sải cánh, xuyên qua thân thể con bướm, kéo xuôi về phía Yên Bái, Phú Thọ... và trổ đường ra biển. Trong hệ thống biên phòng ở "thành phố biên phòng Lào Cai" (Nguyễn Tuân), bao giờ đồn A Mú Sung cũng là đồn xa xôi vất vả và quyết liệt nhất; thường được gọi một cách dân dã là A Mờ Sương, ở đây, sương bao phủ suốt đêm ngày, bốn mùa, năm tháng. Sương ở đây quánh đến mức, cứ mở cửa nhà ra là sương vón cục trôi vào trong nhà, mọi đồ vật đều ướt sũng sương. Sương mờ thì đẹp, thì mơ, nhưng sương đến mức véo được thành cục, đến mức chiến sĩ đi tưới rau phải cầm theo cái áo vừa đi vừa vung vẩy xua sương để nhìn thấy rau... thì đúng là đáng sợ. Sau sương mù là sự cáu bẳn của sấm sét, bởi A Mú Sung là cái nòi của các mỏ đồng, mỏ sắt lớn. Mỗi khi trời mưa, sấm chớp rất nhiều, sấm sét cứ nổ ngang tai người ta như có một trận chiến giữa ông Đùng và bà Đoàng gần lắm... Mùa đông đến, tuyết rơi trăng xóa, phủ bao la. Những cơn mưa đá bất thần ném rào rào, cây cỏ hoa lá xơ xác như bị vò nhàu bớt nhựa để chuẩn bị... nấu canh. Đêm nằm đắp bốn, năm cái chăn dày mà vẫn chỉ có cảm giác chăn đè lên mình rất nặng chứ tuyệt không thấy ấm.
Đất thì nâu đỏ màu quặng sắt, sông thì xanh lèo màu quặng đồng. Những quả núi mênh mông, những thung lũng tít hút, những tên làng, tên bản mơ hồ xa xôi: Nậm Mít, Ngải Chồ, Bản Tối, Bạc Tà, Cửa Suối, Khoang Thuyền, Nậm Cáng, Phù Lao Chải, Ma Cò, Sa Pả, Thèn Pả, v.v...
Từ trạm Phình Hồ xã Y Tý vượt qua những đỉnh núi cao gần 2000m gió lạnh buốt, năm nào cũng có tuyết rơi, mới đến được đồn A Mú Sung; từ đó phải băng rừng, leo dốc, vượt suối hàng buổi mới đặt chân tới đồn biên phòng Lũng Pố - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
Cũng giống như việc người ta cắm biển ở Đất Mũi (Cà Mau), xây cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), dựng phù điêu ở bãi biển Trà Cổ (Móng Cái), dựng một biểu tượng hình tam giác kim loại lên nóc nhà Đông Dương Phăng-xi-păng, trạm biên phòng Lũng Pô xây hình bát giác như một ngôi chùa Bắc Bộ, những ngôi chùa kiểu này ta thường gặp ở giữa những cánh đồng giữa ao hồ ngợp sen hồng thân thuộc trên mọi làng quê ta, như khẳng định chủ quyền thiêng liêng dân tộc, như nhắc nhớ lời ông cha "hãy giữ vững từng tấc đất của giang sơn gấm vóc" đến con cháu muôn đời mai sau.
Lũng Pô - xóm Lũng Pô, suối Lũng Pô, trạm biên phòng Lũng Pô xa mà gần, vì đó là một mảnh tâm hồn của Tổ quốc Việt Nam, của con người Việt Nam.
Anh em cán bộ chiến sĩ ở trạm biên phòng Lũng Pô toàn lính trẻ; tất cả đều thuộc bài “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Họ tự hào vì nhiệm vụ của mình ở nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Ai cũng đinh ninh chỉ dọc xuôi theo dòng nước mà rằng: quê em ở dưới kia kìa... Vẫn là đất của sông Mẹ này thôi nào có xa xôi gì. Cho nên hằng sáng thức dậy, quân trang quân phục chỉnh tề, bồng súng đứng trước lá cờ Tổ quốc, ngắm nhìn núi đồi trùng điệp, sông Hồng cuồn cuộn, mà cảm thấy dậy lên trong tâm hồn mình vô hạn: "Lũng Pô, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt thân yêu..."
Theo Đỗ Doãn Hoàng
("Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” Báo An ninh cuối tháng 10 năm 2004)
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Văn tự sự
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Hãy là cây lau để nghe lời than thở của Vũ Nương
- 👉 Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Hãy kể lại câu chuyện đó theo giọng kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba
- 👉 Tưởng tượng cảnh Lão Hạc bán Chó. Hãy kể lại
- 👉 Giới thiệu một tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 9.ngữ văn lớp 9
- 👉 Hãy kể về việc làm mà nhờ đó, mình đem lại niềm vui cho người khác.
- 👉 Em hãy thuật lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ 30 Tết đến ngày mùng 5 tháng giêng
- 👉 Bài 4: Em hãy thuật lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng (Bài 5)
- 👉 Hãy thuật lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng (Bài 3)
- 👉 Bài 5: Em hãy thuật lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng
- 👉 Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích (Bài 2)
- 👉 Kể lại một giấc mơ, trong đó được gặp một nhân vật trong chuyện cổ tích.
- 👉 Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp một nhân vật trong chuyện cổ tích.
- 👉 Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp một nhân vật trong chuyện cổ tích.
- 👉 Bài 1: Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán. Trong lời kể giúp mọi người hình dung được cảnh vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp lại Hoạn Thư
- 👉 Bài 2: Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán. Trong lời kể giúp mọi người hình dung được cảnh vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp lại Hoạn Thư.
- 👉 Hãy tưởng lượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật cổ tích mà em yêu thích.
- 👉 Dựa vào nội dung tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, em hãy đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện
- 👉 Kể lại một truyện lạ mà em nhớ mãi.
- 👉 Kể lại một tấm gương giàu nghị lực làm ta khâm phục và ngưỡng mộ.
- 👉 Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
- 👉 Kể lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
- 👉 Giới thiệu một miền đất, một miền quê đáng nhớ : Làng chài Cửa Vạn
- 👉 Kể về một người thương yêu của em: Bà ngoại của em.
- 👉 Thuật lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng năm tháng Giêng. Em hãy viết đoạn văn mở bài cho bài viết trên
Xem thêm lời giải Văn mẫu lớp 9
Nghị luận văn học
- 👉 Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà
- 👉 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két
- 👉 Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- 👉 Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
- 👉 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
- 👉 Hoàng Lê nhất thống chí
- 👉 Truyện Kiều - Nguyễn Du
- 👉 Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du
- 👉 Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du
- 👉 Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du
- 👉 Mã Giám Sinh mua Kiều - Nguyễn Du
- 👉 Thúy Kiều báo ân báo oán - Nguyễn Du
- 👉 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
- 👉 Đồng chí - Chính Hữu
- 👉 Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
- 👉 Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
- 👉 Bếp lửa - Bằng Việt
- 👉 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm
- 👉 Ánh trăng - Nguyễn Duy
- 👉 Làng - Kim Lân
- 👉 Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
- 👉 Chiếc lược ngà
- 👉 Cố hương - Lỗ Tấn
- 👉 Những đứa trẻ - Mác-xim Go-rơ-ki
- 👉 Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm
- 👉 Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi
- 👉 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan
- 👉 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten - Hi-pô-lít Ten
- 👉 Con cò - Chế Lan Viên
- 👉 Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
- 👉 Viếng lăng Bác - Viễn Phương
- 👉 Sang thu - Hữu Thỉnh
- 👉 Nói với con - Y Phương
- 👉 Mây và sóng - Ra-bin-đra-nát Ta-go
- 👉 Bến quê (trích) - Nguyễn Minh Châu
- 👉 Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
- 👉 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Đe-ni-ơn Đi-phô
- 👉 Bố của Xi-mông - Guy-đơ Mô-pa-xăng
- 👉 Con chó Bấc - Giắc Lân-đơn
- 👉 Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng
- 👉 Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ
Các bài tập làm văn
- 👉 Viết bài tập làm văn số 1
- 👉 Viết bài tập làm văn số 2
- 👉 Viết bài tập làm văn số 3
- 👉 Viết bài tập làm văn số 5
- 👉 Viết bài tập làm văn số 6
- 👉 Viết bài tập làm văn số 7
Nghị luận xã hội
Xem Thêm
Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Toán
- Tài liệu Dạy - học Toán 9
- SBT Toán lớp 9
- Vở bài tập Toán 9
- SGK Toán lớp 9
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 9
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 9
- SBT Hóa lớp 9
- SGK Hóa lớp 9
- Giải môn Hóa học lớp 9
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 9
- SBT Sinh lớp 9
- Vở bài tập Sinh học 9
- SGK Sinh lớp 9
- Giải môn Sinh học lớp 9
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 9 mới
- Đề thi vào 10 môn Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9
- SBT Tiếng Anh lớp 9 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9 Mới