Soạn bài Ánh trăng - Ngắn gọn nhất
Bài làm:
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Bố cục:
+ Phần 1 (hai khổ đầu) : Vầng trăng quá khứ gắn bó tuổi thơ.
+ Phần 2 (hai khổ tiếp) : Vầng trăng hiện tại và con người bội bạc.
+ Phần 3 (hai khổ cuối) : Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
- Nhận xét : Bố cục bài thơ theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.
- Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc : Coi vầng trăng như người dưng, thì bỗng mất điện, gặp lại vầng trăng. Trăng vẫn tròn, lặng im soi sáng, không kể gì đến sự vô tình của người đã coi mình là người dưng. Con người bỗng thức tỉnh.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ rồi thời chiến tranh ở rừng. Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. “Như là đồng là bể - Như là sông là rừng” hiện hình trong nỗi nhớ, trong cảm xúc “rung rung” của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại.
- Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. Trong khổ cuối bài thơ – nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. “Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn – nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng ta). Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ, Nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc (khổ 5), lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư (khổ cuối).
- Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh ở người đọc.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 157 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Bài thơ ra đơi khi đất nước hòa bình, thống nhất được ba năm. Những người kháng chiến gian khổ ở rừng núi đã trở về thành phố. Họ có một cuộc sống mới trong thời bình. Các phương tiện sống khác xa với hồi chiến tranh. Không có bom đạn, được ở trong buyn-đinh, cửa gương, được dùng điện sáng. Lúc này một số người đã quên quá khứ, say sưa hưởng thụ, vun vén cá nhân. Điều quan trọng nhất là họ quên quá khứ, quên bạn bè, đồng chí, đồng bào từng gian khỏ có nhau một thời. Tình cảm xưa kia đằm thắm thì bây giờ dửng dưng. Người trước kia gắn bó, tình nghĩa thì nay coi như xa lạ, qua đường. Câu chuyện không chỉ là của nhân vật trữ tình nhà thơ, mà là câu chuyện của nhiều người. Bài thơ của Nguyễn Duy là một lời nhắc nhở thái độ sống thủy chung, uống nước nhớ nguồn, trân trọng những tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp của những năm tháng gian khổ đấu tranh.
Luyện tập
Đoạn văn tham khảo:
Với tôi trăng như người bạn tri kỉ cùng tôi đi qua những năm tháng cuả tuổi thơ. Ngày ấy, tôi và trăng rất gần gũi, hồn nhiên, vô tư với nhau. Khi lớn lên, tôi tham gia chiến tranh, trăng cũng theo tôi vào ở rừng. Trong những ngày tháng gian lao ấy, trăng đã trở thành người bạn đồng hành cùng tôi qua những thăng trầm cuộc đời. Rồi hòa bình lập lại, tôi trở về thành phố với cuộc sống hiện đại, tiên nghi. Đắm chìm trong cuộc sống ấy, tôi vô tình đã lãng quên vầng trăng và quên đi cả lời hứa năm xưa của mình. Tôi đã quay lưng lại với vầng trăng, quay lưng lại với quá khứ, với thiên nhiên và chính mình. Trong một lần mất điện, tôi đã gặp lại vầng trăng. Trăng vẫn thế, vẫn tròn đầy, thủy chung và không trách cứ tôi nhưng tôi thấy thật ăn năn và hối hận vì sự vô tâm, bạc bẽo của mình.
ND chính
Bài thơ là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương. |
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Bài 12
Xem thêm lời giải Soạn văn 9 ngắn gọn
Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Toán
- Tài liệu Dạy - học Toán 9
- SBT Toán lớp 9
- Vở bài tập Toán 9
- SGK Toán lớp 9
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 9
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 9
- SBT Hóa lớp 9
- SGK Hóa lớp 9
- Giải môn Hóa học lớp 9
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 9
- SBT Sinh lớp 9
- Vở bài tập Sinh học 9
- SGK Sinh lớp 9
- Giải môn Sinh học lớp 9
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 9 mới
- Đề thi vào 10 môn Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9
- SBT Tiếng Anh lớp 9 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9 Mới